GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI GIỮA ANH CHỊ EM RUỘT VỚI NHAU
Tranh chấp đất đai là loại tranh chấp phổ biến trong xã hội, xảy ra giữa các cá nhân với nhau. Tuy nhiên, ngay cả giữa anh chị em ruột, tranh chấp đất đai là phổ biến. Hãy cùng Luật An Nghiệp tìm hiểu những tình huống tranh chấp đất đai giữa anh chị em với nhau và cách giải quyết theo quy định của pháp luật đất đai hiện hành.
1. Tại sao cần tư vấn tranh chấp đất đai giữa anh chị em với nhau?
Để đảm bảo việc thực hiện đúng các quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất cũng như hạn chế tối đa các tranh chấp có liên quan, người sử dụng đất phải nắm rõ các quy định của pháp luật về luật đất đai hiện hành.
Dịch vụ tư vấn pháp luật về đất đai sẽ giúp bạn hiểu rõ các quy định về quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất, quyền được bồi thường thiệt hại. Cụ thể, khi yêu cầu tư vấn pháp luật bạn sẽ được cung cấp các thông tin pháp lý về:
-
Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất trong quá trình giao dịch đất đai
-
Quyền được bồi thường và tái định cư khi bị nhà nước thu hồi
-
Thẩm quyền thu hồi đất, giải phóng mặt bằng
-
Thẩm quyền đổi, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
-
Thủ tục khởi kiện, khởi kiện, khiếu nại tranh chấp đất đai
-
Thủ tục nhận di sản có di chúc và không có di chúc như thế nào?
Tư vấn tranh chấp đất đai và những điều cần chú ý
2. Những tình huống tranh chấp đất đai giữa anh chị em với nhau?
Tranh chấp đất đai giữa anh chị em với nhau là vấn đề chưa bao giờ hết nóng. Với những gia đình đông con, việc phân chia tài sản đất đai càng phức tạp hơn. Để tránh những mâu thuẫn trong việc phân chia tài sản, bạn cần nắm được những kiến thức cơ bản về tranh chấp đất đai trong gia đình. Vì vậy bài viết này sẽ cung cấp cho mọi người những kiến thức cần thiết.
Tranh chấp về người có quyền sử dụng mảnh đất
Đây là loại tranh chấp liên quan đến về phần đất chung do bố mẹ để lại. Trong trường hợp này, tranh chấp xảy ra khi bố mẹ chết không để lại di chúc dẫn đến mảnh đất bố mẹ để lại không được phân chia cụ thể cho ai nên đó là tài sản chung của các anh, chị. Họ phải thỏa thuận chia phần đất đó, tranh chấp xảy ra khi các con không đồng ý chia phần đất của mỗi người.
Tranh chấp về giao dịch liên quan đến quyền sử dụng đất
Đây là loại tranh chấp về quyền và nghĩa vụ của các bên trong quá trình thực hiện các giao dịch về quyền sử dụng đất như: mua bán, tặng cho, cầm cố, thế chấp, đổi đất, ủy quyền quản lý đất đai...
Các tình huống tranh chấp đất đai giữa anh chị em ruột với nhau
3. Giải quyết tranh chấp đất đai giữa các anh, chị, em ruột
Tranh chấp đất đai giữa anh, chị em ruột được giải quyết giống như các tranh chấp đất đai thông thường theo quy định tại điều 202, điều 203 Luật đất đai 2013. Có 3 cách giải quyết:
-
Các thành viên chủ động hòa giải với nhau, đảm bảo quyền và lợi ích của các bên liên quan.
-
Trường hợp hòa giải không thành, các thành viên phải gửi đơn lên UBND cấp xã/phường nơi có đất tranh chấp để thực hiện hòa giải. Đây là thủ tục bắt buộc.
-
Nếu hòa giải tại xã/phường không thành, các thành viên có quyền khởi kiện tại UBND có thẩm quyền.
4. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai giữa anh, chị em ruột
Tranh chấp đất đai giữa anh chị em ruột với nhau là điều không ai mong muốn. Tuy nhiên, nếu trường hợp này xảy ra thì sẽ được giải quyết dựa trên các tình huống dưới đây.
Thủ tục Hòa giải
Các bên tự hòa giải, nếu các bên không tự hòa giải được thì làm đơn gửi Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất để yêu cầu giải quyết. Theo quy định tại Điều 202 Luật Đất đai 2013, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm tổ chức hòa giải tranh chấp về vấn đề đất đai tại địa phương.
Thời hạn thực hiện thủ tục hòa giải tranh chấp tranh chấp đất đai giữa anh chị em với nhau tại Ủy ban nhân dân cấp xã trong khoảng thời gian 45 ngày, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai.
Thủ tục hòa giải không thành
Căn cứ theo quy định tại điều 203 luật Đất đai năm 2013 quy định về thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai không thành sẽ được giải quyết theo hai trường hợp sau:
-
Trường hợp đất có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc các giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất và các tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì khởi kiện tại Tòa án có thẩm quyền theo quy định.
-
Trường hợp đất không có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc không có giấy tờ khác chứng minh quyền sử dụng đất thì xử lý bằng hai hình thức: nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại UBND cấp huyện, cấp tỉnh hoặc khởi kiện ra Tòa án và thực hiện thủ tục tố tụng dân sự.
Lưu ý, khi giải quyết tranh chấp đất đai giữa anh chị em ruột cần xem xét các yếu tố liên quan đến quyền thừa kế. Bởi lẽ, trong một số trường hợp, diện tích đất tranh chấp có thể thuộc về phần đất là di sản thừa kế. Nếu vậy, khi giải quyết, cơ quan có thẩm quyền sẽ giải quyết dựa trên thủ tục tranh chấp di sản thừa kế.
Phương hướng giải quyết tranh chấp đất đai
Lời kết
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn về tình huống tranh chấp đất đai giữa anh chị em với nhau và cách giải quyết. Trường hợp khách hàng còn vấn đề gì chưa rõ hoặc cần tư vấn thêm vui lòng liên hệ trực tiếp với Luật An Nghiệp để được tư vấn.
LIÊN HỆ LUẬT SƯ ĐỒNG NAI - VPLS AN NGHIỆP
Điện Thoại: 079 44 77 555
Địa chỉ: 1680 - Nguyễn Ái Quốc- KP6- Biên Hòa - Đồng Nai
Bài viết khác
- Nhà ở xã hội là gì? Quy định về nhà ở xã hội 360
- CON DÂU CÓ ĐƯỢC HƯỞNG DI SẢN THỪA KẾ TỪ CHA MẸ CHỒNG HAY KHÔNG? 584
- NHÀ Ở THƯƠNG MẠI LÀ GÌ? QUY ĐỊNH VỀ NHÀ Ở THƯƠNG MẠI 945
- Công ty không ký hợp đồng lao động có vi phạm pháp luật không? 566
- QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ MUA BÁN NHÀ ĐANG CẦM CỐ TẠI NGÂN HÀNG 1153
- CÁCH GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI KHÔNG CÓ SỔ ĐỎ 2022 655
- MUA BÁN NHÀ ĐẤT VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN CHÚ Ý 558
Bài viết
Hỗ trợ trực tuyến
-
Hotline
-
Luật sư