NHÀ Ở THƯƠNG MẠI LÀ GÌ? QUY ĐỊNH VỀ NHÀ Ở THƯƠNG MẠI
Hiện nay kinh tế đang ngày càng phát triển, nhu cầu nhà ở của người dân tăng cao. Tuy nhiên không phải người dân nào cũng đủ điều kiện để có thể mua đất đai xây nhà. Nhận thấy được tình hình nhu cầu đó, các doanh nghiệp đầu tư xây dựng nhà ở thương mại để đáp ứng được nhu cầu nhà ở hiện nay. Vậy nhà ở thương mại là gì? Điều kiện sở hữu nhà ở thương mại như thế nào? Cùng Luật An Nghiệp tìm hiểu dưới bài viết sau đây.
1. Khái niệm nhà ở thương mại
Nhà ở thương mại là nhà ở được đầu tư xây dựng để bán, cho thuê, cho thuê mua theo cơ chế thị trường.
Nhà ở thương mại thường được các nhà đầu tư, tổ chức đầu tư bất động sản đầu tư nhằm kinh doanh bất động sản. Họ quyết định hình thức cho thuê và giá theo thị trường tại thời điểm cho thuê hoặc bán. Đầu tư xây dựng nhà ở thương mại sẽ nhắm tới những khách hàng có thu nhập ổn định, tùy vào các chính sách mà người mua sẽ được hỗ trợ vay vốn mua vfa trả trong một thời gian nhất định.
Nhà ở thương mại là gì? (Ảnh minh họa)
2. Đối tượng thuê hoặc mua nhà ở thương mại
Tất cả mọi đối tượng và cả người nước ngoài đều có thể được mua/thuê nhà ở thương mại. Tổ chức, cá nhân nước ngoài thì phải đáp ứng đầy đủ điều kiện được quy định tại điều 159 và điều 160 Luật nhà ở 2014.
2.1. Đối tượng tổ chức, cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà tại Việt Nam
1. Đối tượng tổ chức, cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam bao gồm:
a) Tổ chức, cá nhân nước ngoài đầu tư xây dựng nhà ở theo dự án tại Việt Nam theo quy định của Luật này và pháp luật có liên quan;
b) Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp nước ngoài, quỹ đầu tư nước ngoài và chi nhánh ngân hàng nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam (sau đây gọi chung là tổ chức nước ngoài);
c) Cá nhân nước ngoài được phép nhập cảnh vào Việt Nam.
2. Tổ chức, cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam thông qua các hình thức sau đây:
a) Đầu tư xây dựng nhà ở theo dự án tại Việt Nam theo quy định của Luật này và pháp luật có liên quan;
b) Mua, thuê mua, nhận tặng cho, nhận thừa kế nhà ở thương mại bao gồm căn hộ chung cư và nhà ở riêng lẻ trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở, trừ khu vực bảo đảm quốc phòng, an ninh theo quy định của Chính phủ.
2.2 Điều kiện:
- Đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài quy định tại điểm a khoản 1 Điều 159 của Luật này thì phải có Giấy chứng nhận đầu tư và có nhà ở được xây dựng trong dự án theo quy định của Luật này và pháp luật có liên quan.
- Đối với tổ chức nước ngoài quy định tại điểm b khoản 1 Điều 15 của Luật này thì phải có Giấy chứng nhận đầu tư hoặc giấy tờ liên quan đến việc được phép hoạt động tại Việt Nam (sau đây gọi chung là Giấy chứng nhận đầu tư) do cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam cấp.
- Đối với cá nhân nước ngoài quy định tại điểm c khoản 1 Điều 159 của Luật này thì phải được phép nhập cảnh vào Việt Nam và không thuộc diện được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao, lãnh sự theo quy định của pháp luật.
- Chính phủ quy định chi tiết giấy tờ chứng minh đối tượng, điều kiện tổ chức, cá nhân nước ngoài thuộc diện được sở hữu nhà ở tại Việt Nam.
3. Loại nhà và diện tích tiêu chuẩn của nhà ở thương mại
- Loại nhà ở, tiêu chuẩn diện tích của từng loại nhà ở thương mại do chủ đầu tư dự án quyết định lựa chọn nhưng phải bảo đảm phù hợp với quy hoạch chi tiết xây dựng, tiêu chuẩn, quy chuẩn xây dựng, kiến trúc nhà ở và nội dung quyết định chủ trương đầu tư dự án xây dựng nhà ở của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
- Đối với căn hộ chung cư thì phải thiết kế, xây dựng theo kiểu căn hộ khép kín, có diện tích sàn căn hộ theo tiêu chuẩn, quy chuẩn xây dựng.
- Đối với nhà ở riêng lẻ thì phải xây dựng theo đúng quy hoạch chi tiết xây dựng, thiết kế được phê duyệt theo tiêu chuẩn, quy chuẩn xây dựng.
4. Pháp lý của nhà ở thương mại
- Người mua nhà có thể mua được nhiều nhà ở thương mại
- Chủ sở hữu có thể cho thuê hoặc chuyển nhượng lại căn nhà ở thương mại
- Được sở hữu lâu dài còn tổ chức, cá nhân nước ngoài chỉ được thuê trong vòng 50 năm
- Người mua có thể vay vốn ngân hàng trong thời gian dài, tùy từng ngân hàng sẽ có những chính sách ưu đãi khác nhau. Người dùng có thể sở hữu căn nhà ở thương mại cho riêng mình.
- Giá nhà tùy theo cơ chế thị trường.
Trên đây là bài viết cho bạn đọc tham khảo về nhà ở thương mại. Nếu bạn đọc có thắc mắc hãy liên hệ ngay Luật An Nghiệp - Luật sư Đồng Nai để được hỗ trợ giải đáp, tư vấn về các vấn đề pháp lý nhà ở, đất đai....
LIÊN HỆ LUẬT SƯ ĐỒNG NAI - VPLS AN NGHIỆP
Điện Thoại: 079 44 77 555
Địa chỉ: 1680 - Nguyễn Ái Quốc- KP6- P. Trung Dũng- Biên Hòa - Đồng Nai
Bài viết khác
- Thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại? 53
- Nhà ở xã hội là gì? Quy định về nhà ở xã hội 456
- CON DÂU CÓ ĐƯỢC HƯỞNG DI SẢN THỪA KẾ TỪ CHA MẸ CHỒNG HAY KHÔNG? 741
- Công ty không ký hợp đồng lao động có vi phạm pháp luật không? 655
- QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ MUA BÁN NHÀ ĐANG CẦM CỐ TẠI NGÂN HÀNG 1289
- CÁCH GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI KHÔNG CÓ SỔ ĐỎ 2022 704
- MUA BÁN NHÀ ĐẤT VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN CHÚ Ý 603
Bài viết
Hỗ trợ trực tuyến
-
Hotline
-
Luật sư