1. Người lập di chúc.

Là người thể hiện ý chí của mình nhằm định đoạt tài sản thuộc sở hữu của mình sau khi chết bằng việc lập di chúc bằng văn bản.

Căn cứ Điều 625 Bộ luật Dân sự năm 2015: Người lập di chúc phải là người đã thành niên có năng lực hành vi dân sự, không bị lừa dối, ép buộc, và hoàn toàn minh mẫn khi lập di chúc là chủ sở hữu những tài sản và quyền tài sản thuộc Sở hữu của người đó. Người từ đủ mười lăm tuổi đến mười tám tuổi có thể lập di chúc nếu được sự đồng ý của cha mẹ hoặc người giám hộ.

Căn cứ Điều 626 Bộ Luật Dân sự năm 2015: Người lập di chúc có các quyền chỉ định người thừa kế, truất quyền hưởng di sản của người thừa kế; phân định phần di sản cho từng người thừa kế; dành phần tài sản trong khối di sản để di tặng, thờ cúng; giao nghĩa vụ cho người thừa kế trong phạm vi di sản thừa kế; chỉ định người giữ di chúc, người quản lí di sản, người phân chia di sản.

người lập di chúc Người lập di chúc 

2. Sửa đổi và hủy bỏ di chúc.

2.1 Sửa đổi di chúc.

Căn cứ Điều 640 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về việc sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ di chúc.

Việc sửa đổi di chúc có thể được biểu hiện ở các dạng sau:

1. Sửa đổi người được hưởng di sản thừa kế;

2. Thay đổi các quyền và nghĩa vụ của những người thừa kế;

3.Sửa đổi câu văn trong di chúc đã lập.

- Trường hợp người lập di chúc bổ sung di chúc thì di chúc đã lập và phần bổ sung có hiệu lực pháp luật như nhau; nếu một phần của di chúc đã lập và phần bổ sung mâu thuẫn nhau thì chỉ phần bổ sung có hiệu lực pháp luật.

- Trường hợp người lập di chúc thay thế di chúc bằng di chúc mới thì di chúc trước bị hủy bỏ.

Như vậy, di chúc hoàn toàn có thể được sửa đổi bất cứ lúc nào tùy theo ý chí, nguyện vọng của người lập.

2.2 Hủy bỏ di chúc.

Căn cứ Điều 640 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về việc sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ di chúc.

Hủy bỏ di chúc là việc người để lại di chúc, thông qua hành vi pháp lý hợp pháp để tuyên bố hủy hoặc không công nhận tất cả các di chúc do mình đã lập trước đó.

Việc hủy bỏ di chúc là làm tiêu hủy hiệu lực pháp lý của di chúc trước nhưng không bao hàm cả việc đưa ra một di chúc mới.

Hủy  di chúcHủy bỏ di chúc 

Các trường hợp di chúc bị hủy bỏ:

- Đặc thù đối với di chúc miệng thì sau 03 tháng, kể từ thời điểm di chúc miệng mà người lập di chúc còn sống, minh mẫn, sáng suốt thì di chúc miệng mặc nhiên bị hủy bỏ.

 Các di chúc được lập bằng văn bản, người lập di chúc có quyền hủy bỏ di chúc đã lập vào bất cứ lúc nào.

- Trường hợp người lập di chúc thay thế di chúc bằng di chúc mới thì di chúc trước bị hủy bỏ.

Ngoài chủ thể lập di chúc, không ai đương nhiên có quyền hủy bỏ di chúc.

Trường hợp, sau khi người lập di chúc chết, các bên có căn cứ cho rằng di chúc không hợp pháp vẫn có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết. Tranh chấp yêu cầu hủy bỏ di chúc không đồng nghĩa với yêu cầu cơ quan có thẩm quyền tuyên vô hiệu đối với di chúc đó.

Như đã phân tích ở trên thì tuyên bố di chúc vô hiệu khác với việc hủy bỏ di chúc mặc dù cả hai thuật ngữ đều nhằm chấm dứt sự điều chỉnh của nội dung di chúc đối với phần di sản thừa kế. Di chúc vô hiệu do 02 nguyên nhân chính:

- Việc lập di chúc trái pháp luật.

- Việc áp dụng di chúc không còn phù hợp với thực tế.

>> Xem thêm:...Khi nào di chúc có hiệu lực ? di chúc có hiệu lực trong bao lâu ?

 

LIÊN HỆ LUẬT SƯ ĐỒNG NAI - VPLS AN NGHIỆP

Điện Thoại: 079 44 77 555

Địa chỉ: 1680 - Nguyễn Ái Quốc- KP6- Biên Hòa - Đồng Nai

lsnguyenhieuhcm@gmail.com

Dịch vụ khác