1. Hợp đồng góp vốn mua đất là gì

Hiện nay không có quy định cụ thể về Hợp đồng góp vốn mua đất. Tuy nhiên chúng ta có thể hiểu hợp đồng góp vốn mua đất là việc kí kết giữa các thành viên góp vốn tham gia thỏa thuận để góp vốn mua đất nhằm thu lại lợi nhuận cho các bên dựa trên ý chí của các bên hoặc theo quy định pháp luật.

Giải quyết tranh chấp hợp đồng góp vốn mua đất (Ảnh minh họa)

Giải quyết tranh chấp hợp đồng góp vốn mua đất (Ảnh minh họa)

2. Hợp đồng góp vốn mua đất có cần công chứng hay không

Theo quy định tại khoản 3, Điều 27, Luật đất đai 2024 quy định:

a) Hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất phải được công chứng hoặc chứng thực, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản này;

b) Hợp đồng cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất, hợp đồng chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp; hợp đồng chuyển nhượng, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất, tài sản gắn liền với đất mà một bên hoặc các bên tham gia giao dịch là tổ chức hoạt động kinh doanh bất động sản được công chứng hoặc chứng thực theo yêu cầu của các bên;

c) Văn bản về thừa kế quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất được công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật về dân sự;

d) Việc công chứng, chứng thực thực hiện theo quy định của pháp luật về công chứng, chứng thực.

Như vậy theo quy định trên, thì hợp đồng góp vốn bằng quyền sử dụng đất mới cần phải công chứng, chứng thực. Còn hợp đồng góp vốn mua đất thì không cần công chứng. Để đảm bảo hợp đồng góp vốn mua đất thì phải đáp ứng được các quy định tại Điều 117 Bộ Luật dân sự 2015 quy định. 

3. Các phương thức giải quyết tranh chấp hợp đồng góp vốn mua đất

3.1 Thương lượng

Khi có tranh chấp xảy ra, các bên cùng gặp nhau, thỏa thuận lại các điều khoản. Phương thức này hiệu quả tốt phụ thuộc vò ý chí của các bên. Việc thương lượng sẽ không có bất kì pháp lý nào bảo đảm việc thực thi thỏa thuận. Hoàn toàn phụ thuộc vào các bên tham gia thương lượng.

3.2 Hòa giải

Khi hòa giải sẽ có bên thứ ba tham gia vào để hướng dẫn, điều phối các bên đưa ra ý chí của mình. Nhờ bên thứ 3 để giải quyết tranh chấp nhanh gọn dễ dàng hơn. Nhưng cũng giống thương lượng, sẽ không có bất kí pháo lý nào đảm bảo việc thỏa thuận cam kết của các bên tham gia.

3.3 Khởi kiện ra Tòa, yêu cầu Tòa án giải quyết

Khi thương lượng, hòa giải không thành công, các bên có thể khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết hợp đồng. Theo khoản 3 Điều 26 Bộ Luật tố tụng dân sự 2015 quy định tranh chấp về hợp đồng dân sự thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân. Các phán quyết của Tòa án bằng bản án/quyết định  sẽ được đảm bảo thực hiện bằng các biện pháp cưỡng chế của Nhà nước.

4. Trình tự, thủ tục khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp

4.1. Hồ sơ khởi kiện

- Đơn khởi kiện

- Hợp đồng góp vốn mua đất, thỏa thuận góp vốn...

- Căn cước công dân (bản sao y)

- Các giấy tờ khác có liên quan đến việc chứng minh góp vốn mua đất...

4.2 Thủ tục khởi kiện

Bước 1: Người khởi kiện chuẩn bị hồ sơ như trên và nộp hồ sơ khởi kiện tại Tòa án cấp huyện nơi người bị kiện đang cư trú

Theo Điều 190 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015, người khởi kiện gửi đơn khởi kiện kèm theo tài liệu, chứng cứ mà mình hiện có đến Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ án bằng các phương thức sau đây:

  • Nộp trực tiếp tại Tòa án;
  • Gửi đến Tòa án theo đường dịch vụ bưu chính;
  • Gửi trực tuyến bằng hình thức điện tử qua Cổng thông tin điện tử của Tòa án (nếu có).

Bước 2: Thụ lý vụ án

  • Sau khi nhận được đơn khởi kiện, Tòa án phải xem xét những tài liệu, chứng cứ cần thiết, nếu xét thấy thuộc thẩm quyền của mình thì Tòa án sẽ thông báo cho đương sự biết để đương sự nộp tiền tạm ứng án phí.
  • Trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo, đương sự phải nộp tiền tạm ứng án phí. Sau khi nộp tiền tạm ứng án phí, đương sự nộp lại biên lai thu tiền tạm ứng án phí cho Tòa án. Tòa án thụ lý việc dân sự hoặc vụ án dân sự kể từ khi nhận được biên lai này. (căn cứ Điều 195 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015).

Bước 3: Công khai chứng cứ và hòa giải, Chuẩn bị xét xử

Theo quy định của BLTTDS 2015 thì Thẩm phán được phân công giải quyết vụ án có nhiệm vụ và quyền hạn tiến hành phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải (Khoản 7 Điều 48 BLTTDS) trong giai đoạn chuẩn bị xét xử. Khi các bên không hòa giải được thì vụ án sẽ được đưa ra xét xử, đây có thể coi là bước cuối cùng trong giai đoạn chuẩn bị xét xử vụ án. Vì vậy trước khi tiến hành mở phiên họp kiểm tra và phiên hòa giải, Thẩm phán cần phải hoàn tất các nhiệm vụ của mình để làm sáng tỏ nội dung vụ án trong giai đoạn chuẩn bị xét xử.

Theo quy định tại Điều 203 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015, thời hạn chuẩn bị xét xử các vụ án được quy định như sau:

  • 04 tháng kể từ ngày thụ lý vụ án. Đối với vụ án phức tạp hoặc có trở ngại khách quan thì Chánh án Tòa án có thể quyết định gia hạn thời hạn chuẩn bị xét xử một lần nhưng không quá 02 tháng.
  • Trường hợp có quyết định tạm đình chỉ việc giải quyết vụ án thì thời hạn chuẩn bị xét xử được tính lại kể từ ngày quyết định tiếp tục giải quyết vụ án của Tòa án có hiệu lực pháp luật.
  • Trong giai đoạn chuẩn bị xét xử, thẩm phán được phân công giải quyết vụ án phải tiến hành lấy lời khai của đương sự, tiến hành các phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải, tiến hành xem xét, thẩm định tại chỗ hoặc định giá, ủy thác thu thập chứng cứ (nếu có).

Bước 4: Đưa vụ án ra xét xử sơ thẩm

  • Trong thời hạn 01 tháng kể từ ngày có quyết định đưa vụ án ra xét xử, Tòa án phải mở phiên tòa; trường hợp có lý do chính đáng thì thời hạn mở phiên tòa có thể kéo dài nhưng không quá 30 ngày.
  • Trường hợp Bản án của Tòa án cấp sơ thẩm bị kháng cáo, kháng nghị thì Tòa án cấp trên trực tiếp xem xét và giải quyết theo thủ tục phúc thẩm. Theo đó, Tòa án cấp phúc thẩm xét xử lại vụ án mà bản án, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo hoặc kháng nghị. Đương sự hoặc người đại diện hợp pháp của đương sự có quyền kháng cáo bản án, quyết định tạm đình chỉ, đình chỉ việc giải quyết vụ án của Tòa án cấp sơ thẩm để yêu cầu Tòa án cấp phúc thẩm giải quyết lại theo thủ tục phúc thẩm.

DỊCH VỤ LUẬT SƯ THAM GIA GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG GÓP VỐN MUA ĐẤT

Tư vấn các vấn đề và những Điều Luật có liên quan đến vụ việc cần giải quyết

Tham gia giải quyết tranh chấp đất đai:

  • Giải quyết Tranh chấp đất đai và xác định ai là người sở hữu, sử dụng hợp pháp nhà đất, ai không được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, ai chỉ được hưởng giá trị tài sản trên đất.
  • Giải quyết Tranh chấp đất đai và xác định quyền và nghĩa vụ các bên trong quan hệ thừa kế, biên bản thỏa thuận phân chia tài sản chung, tài sản riêng.
  • Giải quyết tranh chấp đòi lại đất đai thừa kế.
  • Tham gia tố tụng tại phiên Tòa.
  • Tư vẫn cho khách hàng phương án hòa giải, giải quyết tranh chấp.
  • Hướng dẫn về trình tự thủ tục khởi kiến, thời hiệu khởi kiện, điều kiện khởi kiện.
  • Tiến hành điều tra thu thập chứng cứ, tài liệu, kiểm tra đánh giá chứng cứ, tài liệu để trình trước Tòa
  • Tham gia tố tụng với từ cách là luật sư bào chữa.
  • Tham gia tố tụng với tư cách là đại diện ủy quyền.

LIÊN HỆ LUẬT SƯ ĐỒNG NAI - VPLS AN NGHIỆP

Điện Thoại: 0584 666 111

Địa chỉ: 1680 - Nguyễn Ái Quốc, KP6, P. Trung Dũng, Biên Hòa - Đồng Nai

lsnguyenhieuhcm@gmail.com

Dịch vụ khác