Việc cho thuê nhà dần trở nên phổ biến khi mà tỷ lệ người lao động lên các thành phố lớn càng ngày càng cao, do đó nhu cầu tìm kiếm nhà thuê càng nhiều nên rất được nhiều người mở dịch vụ cho thuê nhà ở, nhà trọ. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết về những thủ tục hay các vấn đề pháp lý cần lưu ý khi cho thuê nhà ở. Bài viết sau đây sẽ giúp bạn hiểu thêm được những thủ tục pháp lý cần biết để cho thuê nhà ở.

Thủ tục cần lưu ý khi cho thuê nhà

1. Điều kiện nhà ở khi cho thuê nhà

Khi cho thuê nhà ở, bên cho thuê phải đảm bảo được các điều kiện cho thuê nhà được quy định tại Điều 118, Luật nhà ở 2014 và khoản 9 Điều 72 Nghị định 99/2015/NĐ-CP về những điều kiện khi tham gia giao dịch nhà ở, bao gồm:

- Có Giấy chứng nhận theo quy định của pháp luật;

- Không thuộc diện đang có tranh chấp, khiếu nại, khiếu kiện về quyền sở hữu; đang trong thời hạn sở hữu nhà ở đối với trường hợp sở hữu nhà ở có thời hạn;

- Không bị kê biên để thi hành án hoặc không bị kê biên để chấp hành quyết định hành chính đã có hiệu lực pháp luật của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

- Không thuộc diện đã có quyết định thu hồi đất, có thông báo giải tỏa, phá dỡ nhà ở của cơ quan có thẩm quyền.

- Nhà cho thuê ở phải đảm bảo được chất lượng, vệ sinh, an toàn cho bên thuê nhà, đầy đủ hệ thống điện, cấp thoát nước, môi trường xung quanh.

2. Đăng ký kinh doanh việc cho thuê nhà ở

Việc cho thuê nhà là hình thức kinh doanh bất động sản. Hoạt động cho thuê nhà ở không nằm trong các trường hợp không cần phải đăng ký doanh tại khoản 1, Điều 3, Nghị định 39/2007/NĐ-CP:

“1. Cá nhân hoạt động th­ương mại là cá nhân tự mình hàng ngày thực hiện một, một số hoặc toàn bộ các hoạt động đ­ược pháp luật cho phép về mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác như­ng không thuộc đối t­ượng phải đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật về đăng ký kinh doanh và không gọi là “th­ương nhân” theo quy định của Luật Thương mại. Cụ thể bao gồm những cá nhân thực hiện các hoạt động th­ương mại sau đây:

a) Buôn bán rong (buôn bán dạo) là các hoạt động mua, bán không có địa điểm cố định (mua rong, bán rong hoặc vừa mua rong vừa bán rong), bao gồm cả việc nhận sách báo, tạp chí, văn hóa phẩm của các th­ương nhân đ­ược phép kinh doanh các sản phẩm này theo quy định của pháp luật để bán rong;

b) Buôn bán vặt là hoạt động mua bán những vật dụng nhỏ lẻ có hoặc không có địa điểm cố định;

c) Bán quà vặt là hoạt động bán quà bánh, đồ ăn, n­ước uống (hàng nước) có hoặc không có địa điểm cố định;

d) Buôn chuyến là hoạt động mua hàng hóa từ nơi khác về theo từng chuyến để bán cho người mua buôn hoặc ng­ười bán lẻ;

đ) Thực hiện các dịch vụ: đánh giày, bán vé số, chữa khóa, sửa chữa xe, trông giữ xe, rửa xe, cắt tóc, vẽ tranh, chụp ảnh và các dịch vụ khác có hoặc không có địa điểm cố định;

e) Các hoạt động thương mại một cách độc lập, th­ường xuyên không phải đăng ký kinh doanh khác.”

Vậy nên, các nhân hoặc hộ gia đình khi thực hiện việc cho thuê nhà ở phải xem xét đăng ký kinh doanh. Tuy nhiên hoạt động này không phải hoạt động của doanh nghiệp quy mô lớn, nên cá nhân, hộ gia đình đăng ký kinh doanh dưới hình thức Hộ kinh doanh.

3. Lập hợp đồng cho thuê nhà ở có cần công chứng chứng thực hay không

Khi cho thuê nhà ở, các bên đều phải lập hợp đồng để đảm bảo được quyền và lợi ích của mình. Nhưng theo khoản 2 Điều 122, Luật nhà ở 2014 quy định: 

" Đối với trường hợp tổ chức tặng cho nhà tình nghĩa, nhà tình thương; mua bán, cho thuê mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước; mua bán, cho thuê mua nhà ở xã hội, nhà ở phục vụ tái định cư; góp vốn bằng nhà ở mà có một bên là tổ chức; cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ, ủy quyền quản lý nhà ở thì không bắt buộc phải công chứng, chứng thực hợp đồng, trừ trường hợp các bên có nhu cầu.

Đối với các giao dịch quy định tại khoản này thì thời điểm có hiệu lực của hợp đồng là do các bên thỏa thuận; trường hợp các bên không có thỏa thuận thì thời điểm có hiệu lực của hợp đồng là thời điểm ký kết hợp đồng" .

Hợp đồng cho thuê nhà thì không bắt buộc phải lập thành hợp đồng công chứng chứng thực trừ trường hợp có yêu cầu của các bên. Tuy nhiên, các bên vẫn nên làm hợp đồng công chứng, chứng thực để đảm bảo được quyền lợi của mình, trong trường hợp có tranh chấp xảy ra.

Xem thêm: Hợp đồng cho thuê nhà ở là gì?

Khi cho thuê nhà, cần phải nắm rõ các thủ tục pháp lý theo quy định, để đảm bảo được quyền và lợi ích của mình phòng trường hợp có tranh chấp xảy ra. Để có thể nắm rõ được các quy định khi cho thuê nhà, hãy liên hệ ngay Luật An Nghiệp - Luật sư tư vấn, cung cấp các dịch vụ pháp lý, giúp khách hàng nắm rõ hơn về các thủ tục theo quy định pháp luật.

LIÊN HỆ LUẬT SƯ ĐỒNG NAI - VPLS AN NGHIỆP

Điện Thoại: 079 44 77 555

Địa chỉ: 1680 - Nguyễn Ái Quốc- KP6- Biên Hòa - Đồng Nai

lsnguyenhieuhcm@gmail.com

Dịch vụ khác