Trong giao dịch công việc với nhau, hay những vấn đề liên quan tới lợi ích cá nhân đôi bên, thì việc ký hợp đồng dân sự để thỏa thuận các điều khoản với nhau là điều cần thiết để khi có xảy ra tranh chấp thì hợp đồng giao kết giữa hai bên sẽ là căn cứ để xử lý tranh chấp đó.

hợp đồng dân sự

1.  Hợp đồng dân sự là gì?

Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.

Xem thêm: Hợp đồng dân sự là gì?

2. Điều kiện để hợp đồng dân sự có hiệu lực?

Các điều kiện để hợp đồng dân sự có hiệu lực:

a.     Chủ thể phải có năng lực hành vi dân sự

Chủ thể giao kết hợp đồng thì là cá nhân hay pháp nhân thì đều phải có đầy đủ năng lực hành vi dân sự.

Đối với cá nhân:

-        Từ đủ 18 tuổi trở lên, có thể tự mình xác lập, giao dịch dân sự.

-        Chưa đủ 06 tuổi sẽ do người đại diện theo pháp luật xác lập, thực hiện.

-        Từ đủ 06 tuổi đến chưa đủ 15 tuổi khi xác lập, thực hiện giao dịch dân sự phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý.

-        Từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự, trừ giao dịch dân sự liên quan đến bất động sản, động sản phải đăng ký và giao dịch dân sự khác theo quy định của luật phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý.

-        Người mất năng lực hành vi dân sự phải do người đại diện theo pháp luật xác lập, thực hiện.

-        Người bị Tòa án tuyên bố hạn chế năng lực hành vi dân sự phải có sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật.

Đối với pháp nhân:

-        Thực hiện quyền và nghĩa vụ trong phạm vi nhiệm vụ của pháp nhân

-        Người đại diện pháp nhân là người sẽ thực hiện giao kết hợp đồng

b.     Chủ thể tham gia hoàn toàn tự nguyện

-      Các bên tham gia tự nguyện, không bị ép buộc, đe dọa, tự nguyện thỏa thuận về tất cả nội dung hợp đồng

c.     Mục đích, nội dung của hợp đồng không trái với quy định pháp luật

-        Mục đích, nội dung của hợp đồng thể hiện được mong muốn, những quyền lợi, nghĩa vụ của hai bên khi giao kết với nhau. Nhưng phải phù hợp, không trái với pháp luật.

-        Hai bên tự do thỏa thuận với nhau về các điều khoản, phương thức thực hiện nghĩa vụ, giải quyết tranh chấp nhưng tất cả đều phải đúng với pháp luật và không trái đạo đức xã hội.

d.     Hình thức giao dịch của hợp đồng phù hợp

-        Hợp đồng dân sự được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể.

-        Có những trường hợp thì hợp đồng, giao dịch dân sự phải công chứng, chứng thực, đăng kí theo quy định

-        Hai bên giao kết có thể tùy chọn các hình thức hợp đồng dấn ự theo thỏa thuận nhưng đều phải đúng với quy định của pháp luật.

3. Thời điểm hợp đồng dân sự có hiệu lực

Theo quy định tại khoản 1 Điều 405 Bộ Luật Dân sự 2015 quy định:

“1. Hợp đồng được giao kết hợp pháp có hiệu lực từ thời điểm giao kết, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật liên quan có quy định khác.”

Như vậy thời điểm giao kết hợp đồng có ba thời điểm như sau:

a.     Từ thời điểm giao kết hợp đồng:

-        Khi hai bên đã chấp nhận đề nghị giao kết

-        Thời điểm giao kết hợp đồng bằng lời nói là lúc hai bên đã thỏa thuận xong nội dung

-        Thời điểm giao kết hợp đồng bằng văn bản là khi bên cuối cùng kí lên hợp đồng dân sự.

-        Nếu các bên có thỏa thuận về sự im lặng là ngầm đồng ý với việc chấp nhận giao kết hợp đồng trong thời hạn nhất định thì việc kết thúc thời hạn sẽ là ngày giao kết hợp đồng.

-        Hợp đồng được gửi qua thư tín, bưu điện thì việc giao kết hợp đồng có hiệu lực từ ngày bên còn lại gửi thư trả lời.

b.     Thời điểm do các bên thỏa thuận:

-        Hợp đồng có hiệu lực từ thời điểm giao kết, nhưng tùy theo thỏa thuận của hai bên thì hợp đồng sẽ có hiệu lực theo như đã thỏa thuận

Ví dụ: Hai bên thống nhất thời điểm hợp đồng có hiệu lực sau 05 ngày kể từ ngày kí. Thì sau khi hai bên kí hợp đồng, 05 ngày sau hợp đồng sẽ có hiệu lực.

c.     Thời điểm luật liên quan có quy định khác:

-        Có những trường hợp khi giao kết hợp đồng thì phải có tính kiểm soát chặt chẽ, phải lập thành văn bản công chứng chứng thực. Hợp đồng sẽ có hiệu lực khi các bên đã làm xong các thủ tục liên quan.

Trên đây là tư vấn của Luật An Nghiệp về vấn đề khi nào thì hợp đồng dân sự có hiệu lực. Nếu có có thắc mắc, hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ một cách nhanh chóng, chính xác nhất.

LIÊN HỆ LUẬT SƯ ĐỒNG NAI - VPLS AN NGHIỆP

Điện Thoại: 079 44 77 555

Địa chỉ: 1680 - Nguyễn Ái Quốc- KP6- Biên Hòa - Đồng Nai

lsnguyenhieuhcm@gmail.com

Dịch vụ khác