HỢP ĐỒNG DÂN SỰ LÀ GÌ? NHỮNG LOẠI HỢP ĐỒNG DÂN SỰ PHỔ BIẾN
Hợp đồng dân sự thường xuyên được chúng ta sử dụng vô thức trong cuộc sống. Nhưng những giao dịch khác nhau lại có những hình thức hợp đồng khác nhau. Cùng Luật An Nghiệp tìm hiểu khái niệm, những loại hợp đồng thông dụng trong các giao dịch dân sự.
1. Hợp đồng dân sự là gì?
Căn cứ theo Điều 385 Bộ Luật Dân sự 2015 quy định: “Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.”
Hợp đồng dân sự là gì?
2. Các loại hợp đồng dân sự:
Hợp đồng gồm các loại chủ yếu sau đây:
1. Hợp đồng song vụ là hợp đồng mà mỗi bên đều có nghĩa vụ đối với nhau.
2. Hợp đồng đơn vụ là hợp đồng mà chỉ một bên có nghĩa vụ.
3. Hợp đồng chính là hợp đồng mà hiệu lực không phụ thuộc vào hợp đồng phụ.
4. Hợp đồng phụ là hợp đồng mà hiệu lực phụ thuộc vào hợp đồng chính.
5. Hợp đồng vì lợi ích của người thứ ba là hợp đồng mà các bên giao kết hợp đồng đều phải thực hiện nghĩa vụ và người thứ ba được hưởng lợi ích từ việc thực hiện nghĩa vụ đó.
6. Hợp đồng có điều kiện là hợp đồng mà việc thực hiện phụ thuộc vào việc phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt một sự kiện nhất định.
Căn cứ pháp lý: Điều 402 Bộ Luật Dân sự 2015
3. Nội dung của hợp đồng dân sự
Nội dung của hợp đồng chính là những điều khoản mà hai bên thỏa thuận khi giao kết. Xác định quyền và nghĩa vụ lợi ích hợp pháp của hai bên.
Căn cứ theo Điều 398 Bộ Luật Dân sự 2015 quy định về nội dung của hợp đồng dân sự:
a) Đối tượng của hợp đồng;
b) Số lượng, chất lượng;
c) Giá, phương thức thanh toán;
d) Thời hạn, địa điểm, phương thức thực hiện hợp đồng;
đ) Quyền, nghĩa vụ của các bên;
e) Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng;
g) Phương thức giải quyết tranh chấp.
4. Đặc điểm của hợp đồng dân sự
a. Sự thỏa thuận
- Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên. Thỏa thuận về nội dung, ý chí của các bên nhưng phải phù hợp với ý chí của pháp luật Việt Nam.
- Hợp đồng phải dựa trên sự tự nguyện, không bị cưỡng ép ràng buộc. Nguyên tắc của pháp luật dân sự là bình đẳng, dựa trên sự thỏa thuận, tự nguyện thiện chí của các bên nên nếu không có sự thống nhất ý chí thì không được coi là hợp đồng dân sự. Chỉ khi thống nhất ý chí thì quyền và nghĩa vụ dân sự mới phát sinh. Phải đảm bảo phù hợp với quy định của Pháp luật để có thể kiểm soát, cho phép Hợp đồng dân sự có hiệu lực khi xảy ra phát sinh trên thực thế.
b. Hợp đồng dân sự là sự kiện pháp lý làm phát sinh sự ràng buộc pháp lý giữa các bên: xác lập, thay đổi, chấm dứt quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia.
- Sự kiện pháp lý là khi một việc nảy sinh hoặc có hành vi mà pháp luật quy định khi xuất hiện thì sẽ xác lập, thay đổi hay chấm dứt quan hệ pháp luật.
- Hợp đồng dân sự được ký kết giữa các bên khi có nhu cầu tham gia các giao dịch dân sự nhằm thỏa mãn mục đích của mình. Nếu sự thỏa thuận không có hậu quả pháp lý, không có sự ràng buộc về quyền và nghĩa vụ của các bên thì không thể coi là hợp đồng dân sự.
c. Nội dung của hợp đồng dân sự là quyền và nghĩa vụ mà các bên quy định phải thực hiện với nhau
- Nội dung của hợp đồng thể hiện rõ nhất ý chí của các bên. Thực hiện quyền và nghĩa vụ lợi ích hợp pháp của chủ thể trong hợp đồng khi cam kết thực hiện một hành vi có sự ràng buộc về mặt pháp lý.
- Có thể hiểu nội dung của hợp đồng là một phương thức để hai bên thương lượng tạo ra sự công bằng, đảm bảo những lời hứa, lời cam kết của bên còn lại. Những người cam kết sẽ phải bị ràng buộc vào cam kết của chính mình mà pháp luật gọi là nghĩa vụ.
5. Hình thức của hợp đồng dân sự:
Hợp đồng dân sự bản chất là một loại giao dịch dân sự. Hình thức của giao dịch dân sự được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng một hành vi cụ thể.
- Hợp đồng giao dịch bằng lời nói là hợp đồng được giao kết bằng ngôn ngữ, lời nói. Các bên giao kết thông qua ngôn ngữ cử chỉ hoặc qua điện thoại để giao kết hợp đồng
- Hợp đồng giao dịch bằng văn bản khác với hợp đồng giao dịch bằng lời nói, hợp đồng giao dịch bằng văn bản rõ ràng hơn, bảo đảm được ý chí của hai bên cũng như nội dung rõ ràng giữa hai bên khi giao kết. Hình thức bằng văn bản thì có hai loại: điện tử và văn bản truyền thống
+ Điện tử: giao dịch dân sự thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu theo quy định của pháp luật về quy định về giao dịch điện tử.
+ Văn bản truyền thống: sử dụng ngôn ngữ, chữ viết để thể hiện nội dung ý chí của các bên. Có thể đọc, lưu trữ lâu dài bảo đảm toàn vẹn nội dung của hợp đồng. Văn bản truyền thống bao gồm:
-
Văn bản có công chứng, chứng thực nội dung mà hợp đồng thể hiện được bằng văn bản giấy tờ được chứng thực bởi cơ quan có thẩm quyền hoặc đơn vị được ủy quyền.
-
Văn bản giấy tay thông thường không cần công chứng như vé xe, biên nhận…
-
Văn bản phải đăng ký, xin phép ví dụ như đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng.
- Hợp đồng giao dịch bằng hành vi cụ thể được thiết lập thông qua các hành động giữa các chủ thể khác nhau. Được thực hiện ngay và trở thành thói quen phổ biến trong cuộc sống giao tiếp hằng ngày. Không cần lời nói hay văn bản truyền thống để thể hiện ra, ví dụ: Khi đi mua một món hàng trong siêu thị, đã biết được giá cả, công dụng thì chỉ việc chọn lựa mà không cần trao đổi bằng lời nói trước để xác lập hợp đồng.
Xem thêm:
Khi nào thì hợp đồng dân sự có hiệu lực?,
Dịch vụ tư vấn, soạn thảo hợp đồng dân sự tại Biên Hòa
Thông qua bài viết trên đã có thể giải đáp một phần nào về khái niệm và những loại hợp đồng dân sự thường gặp trong các giao dịch dân sự. Bạn muốn tham khảo các mẫu hợp đồng dân sự hãy liên hệ Luật An Nghiệp để được tư vấn và hướng dẫn chi tiết.
LIÊN HỆ LUẬT SƯ ĐỒNG NAI - VPLS AN NGHIỆP
Điện Thoại: 079 44 77 555
Địa chỉ: 1680 - Nguyễn Ái Quốc, KP6, P. Trung Dũng, Biên Hòa - Đồng Nai
Dịch vụ khác
Hỗ trợ trực tuyến
-
Hotline
-
Luật sư