CẦM CỐ TÀI SẢN, HỢP ĐỒNG CẦM CỐ TÀI SẢN LÀ GÌ? VÀ NHỮNG QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT LIÊN QUAN
Hiện nay, nền kinh tế đang trên đà phát triển nhưng bên cạnh đó các dòng tiền thì đang rất khó khăn nên các nhà đầu tư đang phải chật vật xoay vòng dòng tiền nên từ đó việc dùng tài sản để cầm cố để xoay vòng dòng tiền để thu về lợi nhuận. Vậy nên việc cầm cố tài sản để vay một số tiền nhằm phục vụ cho mục đích cá nhân hay tập thể đang rất phổ biến vậy nên hãy cùng Luật An Nghiệp tìm hiểu xem cầm cố là gì ? Hợp đồng cầm cố là gì ? và những điều cần biết về các bên trong hợp đồng này.
1. Cầm cố là gì ?
Cầm cố tài sản là một biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ thanh toán của bên vay. Cụ thể, cầm cố tài sản là việc một bên(sau đây gọi chung là bên cầm cố) giao tài sản thuộc quyền sở hữu của mình cho bên kia (sau đây gọi chung là bên nhận cầm cố) nhằm đảm bảo thực hiện nghĩa vụ. Khái niệm này được quy định cụ thể tại Điều 309 Bộ luật Dân sự 2015.
Cầm cố tài sản là gì?
2. Hợp đồng cầm cố là gì ?
Hợp đồng cầm cố tài sản là văn bản ghi lại thỏa thuận của bên cầm cố và bên nhận cầm cố về việc giao tài sản của mình cho bên còn lại nhằm thực hiện nghĩa vụ đảm bảo.
Theo quy định thì hợp đồng cầm cố không nhất thiết phải công chứng hoặc chứng thực hoặc đăng ký, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Tuy nhiên, để nâng cao độ an toàn pháp lý, các bên có thể thỏa thuận việc cầm cố phải được công chứng hoặc chứng thực.
Đối tượng của hợp đồng cầm cố tài sản:
Căn cứ theo Điều 105 Bộ luật Dân sự 2015, đối tượng của hợp đồng cầm cố gồm các loại tài sản:
- Tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản.
- Tài sản bao gồm bất động sản và động sản. Bất động sản và động sản có thể là tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai.
Hợp đồng cầm cố
3. Các quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng cầm cố tài sản.
3.1. Quyền và nghĩa vụ của bên nhận cầm cố tài sản.
* Quyền của bên nhận cầm cố tài sản:
- Yêu cầu người đang chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật tài sản cầm cố trả lại tài sản đó;
- Được cho thuê, cho mượn, khai thác công dụng tài sản cầm cố và hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản cầm cố, nếu có thỏa thuận;
- Xử lý tài sản cầm cố theo phương thức đã thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật;
- Được thanh toán chi phí hợp lý bảo quản tài sản cầm cố khi trả lại tài sản cho bên cầm cố;
* Nghĩa vụ bên cầm cố tài sản:
- Bảo quản, giữ gìn tài sản cầm cố; nếu làm mất, thất lạc hoặc hư hỏng tài sản cầm cố thì phải bồi thường thiệt hại cho bên cầm cố;
- Không được cho thuê, cho mượn, khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản cầm cố, trừ trường hợp có thỏa thuận khác;
- Không được bán, trao đổi, tặng cho, sử dụng tài sản cầm cố để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ khác;
- Trả lại tài sản cầm cố và giấy tờ liên quan, nếu có khi nghĩa vụ được bảo đảm bằng cầm cố chấm dứt hoặc được thay thế bằng biện pháp bảo đảm khác;
3.2. Quyền và nghĩa vụ của bên cầm cố tài sản.
* Quyền của bên cầm cố tài sản.
- Yêu cầu bên nhận cầm cố chấm dứt việc sử dụng tài sản cầm cố trong trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 314 của Bộ luật Dân sự 2015 nếu do sử dụng mà tài sản cầm cố có nguy cơ bị mất giá trị hoặc giảm sút giá trị;
- Yêu cầu bên nhận cầm cố trả lại tài sản cầm cố và giấy tờ liên quan, nếu có khi nghĩa vụ được bảo đảm bằng cầm cố chấm dứt;
- Yêu cầu bên nhận cầm cố bồi thường thiệt hại xảy ra đối với tài sản cầm cố;
- Được bán, thay thế, trao đổi, tặng cho tài sản cầm cố nếu được bên nhận cầm cố đồng ý hoặc theo quy định của luật;
Trường hợp bên nhận cầm cố đồng ý hoặc luật khác liên quan có quy định về việc bên cầm cố được bán, được thay thế, được trao đổi hoặc được tặng cho tài sản cầm cố thì biện pháp cầm cố chấm dứt kể từ thời điểm bên mua tài sản, bên nhận thay thế tài sản, bên nhận tặng cho tài sản xác lập quyền sở hữu đối với tài sản cầm cố theo quy định tại Điều 161 của Bộ luật Dân sự 2015.
* Nghĩa vụ bên cầm cố tài sản.
- Giao tài sản cầm cố cho bên nhận cầm cố theo đúng thỏa thuận;
Nội dung này được hướng dẫn tại Điều 31 Nghị định 21/2021/NĐ-CP như sau:
- Thỏa thuận về giao tài sản cầm cố có thể là việc bên cầm cố giao tài sản cầm cố cho bên nhận cầm cố giữ hoặc giao cho người thứ ba giữ. Bên nhận cầm cố có thể giữ tài sản cầm cố tại nơi có tài sản hoặc tại địa điểm do mình lựa chọn;
- Trường hợp tài sản cầm cố là vật có nguy cơ bị mất giá trị hoặc giảm sút giá trị thì bên nhận cầm cố đang giữ tài sản đó phải thông báo cho bên cầm cố và yêu cầu bên cầm cố cho biết cách giải quyết trong thời hạn hợp lý; nếu hết thời hạn đó mà bên cầm cố không trả lời thì bên nhận cầm cố thực hiện biện pháp cần thiết để ngăn chặn;
- Trường hợp tài sản cầm cố là vật do người thứ ba giữ mà có nguy cơ bị mất, hư hỏng, mất giá trị hoặc giảm sút giá trị thì quyền và nghĩa vụ giữa người thứ ba và bên nhận cầm cố được thực hiện theo hợp đồng gửi giữ tài sản;
- Quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 31 Nghị định 21/2021/NĐ-CP không áp dụng trong trường hợp vật cầm cố bị hao mòn tự nhiên;
- Báo cho bên nhận cầm cố về quyền của người thứ ba đối với tài sản cầm cố, nếu có; trường hợp không thông báo thì bên nhận cầm cố có quyền hủy hợp đồng cầm cố tài sản và yêu cầu bồi thường thiệt hại hoặc duy trì hợp đồng và chấp nhận quyền của người thứ ba đối với tài sản cầm cố;
- Thanh toán cho bên nhận cầm cố chi phí hợp lý để bảo quản tài sản cầm cố, trừ trường hợp có thỏa thuận khác;
4. Hiệu lực của cầm cố tài sản.
- Hợp đồng cầm cố tài sản có hiệu lực từ thời điểm giao kết, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác;
- Cầm cố tài sản có hiệu lực đối kháng với người thứ ba kể từ thời điểm bên nhận cầm cố nắm giữ tài sản cầm cố;
Trường hợp bất động sản là đối tượng của cầm cố theo quy định của luật thì việc cầm cố bất động sản có hiệu lực đối kháng với người thứ ba kể từ thời điểm đăng ký.
5. Chấm dứt cầm cố tài sản và trả lại tài sản cầm cố.
Cầm cố tài sản chấm dứt khi thuộc một trong các trường hợp sau:
- Nghĩa vụ được bảo đảm bằng cầm cố chấm dứt;
- Việc cầm cố tài sản được hủy bỏ hoặc được thay thế bằng biện pháp bảo đảm khác;
- Tài sản cầm cố đã được xử lý;
- Chấm dứt theo sự thỏa thuận của các bên;
Khi chấm dứt cầm cố tài sản theo quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 315 của Bộ luật Dân sự 2015 hoặc theo thỏa thuận giữa các bên thì bên nhận cầm cố trả lại lại tài sản cầm cố và các giấy tờ có liên quan đến tài sản cầm cố đó. Ngoài ra, hoa lợi, lợi tức thu được từ tài sản cầm cố cũng được trả lại cho bên cầm cố, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật quy định khác.
6. Trách nhiệm của bên cầm cố tài sản khi tài sản cầm cố bị mất.
Theo quy định tại Điều 17 Nghị định 163/2006/NĐ-CP về giao dịch bảo đảm quy định về trách nhiệm của bên nhận cầm cố tài sản trong trường hợp tài sản cầm cố bị mất, hư hỏng, mất giá trị hoặc giảm sút giá trị, đó là:
Trong trường hợp tài sản cầm cố là vật có nguy cơ bị mất giá trị hoặc giảm sút giá trị thì bên nhận cầm cố đang giữ tài sản đó phải thông báo cho bên cầm cố và yêu cầu bên cầm cố cho biết cách giải quyết trong một thời hạn nhất định, nếu hết thời hạn đó mà bên cầm cố không trả lời thì bên nhận cầm cố thực hiện biện pháp cần thiết để ngăn chặn. Tức là, bên cầm cố do gặp khó khăn nên phải mang tài sản đi cầm cố nhưng việc cầm cố này sẽ được thỏa thuận trong một khoảng thời gian nhất định, mặt khác cũng thỏa thuận về trường hợp nếu không có khả năng thanh toán tiền để nhận lại tài sản mà bên nhận cầm cố đã thông báo thì bên nhận cầm cố có quyền thực hiện các biện pháp cần thiết để nhằm đảm bảo số tiền mà mình bỏ ra để nhận cầm cố tài sản.
Ví dụ: A cầm cố chiếc xe ô tô cho B. Khi cầm cố hai bên thỏa thuận với nhau về giá cả, đồng thời thỏa thuận với nhau về thời hạn nhận lại tài sản là sau hai tháng kể từ ngày cầm cố thì người cầm cố sẽ thanh toán tiền cho B để nhận lại xe, nếu trong trường hợp A không có khả năng thanh toán để nhận lại xe khi thời hạn đã đến thì B có quyền quyết định đối với tài sản của A, B có quyền định đoạt đối với tài sản này như mua bán, sang tên… để đảm bảo về nghĩa vụ mà lẽ ra A phải thực hiện.
Trên đây là toàn bộ nội dung bài viết của Luật An Nghiệp về cầm cố tài sản, hợp đồng cầm cố tài sản, và những quy định pháp luật liên quan đến hợp đồng cầm cố tài sản. Xin cảm ơn quý khách đã đọc !
Xem thêm>> GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG VAY TÀI SẢN TẠI ĐỒNG NAI
LIÊN HỆ LUẬT SƯ ĐỒNG NAI - VPLS AN NGHIỆP
Điện Thoại: 079 44 77 555
Địa chỉ: 1680 - Nguyễn Ái Quốc- KP6- Biên Hòa - Đồng Nai
Dịch vụ khác
Hỗ trợ trực tuyến
-
Hotline
-
Luật sư