Lấn chiếm đất đai từ lâu vẫn là một hành vi được coi là vi phạm pháp luật. Tuy nhiên, do nhiều người không hiểu biết dẫn đến những tranh chấp và đáng tiếc xảy ra. Trong trường hợp này, bạn có thể nhờ đến pháp luật hỗ trợ, giải quyết. Trong bài viết dưới đây, Luật An Nghiệp sẽ giải đáp cho bạn những mức xử phạt và quy trình xử lý hành vi lấn chiếm đất đai trái phép.

1. Hành vi lấn chiếm đất đai trái phép là gì?

Nghị định 91/2019/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 04/2022/NĐ-CP ngày 06/2022, tại điều 3 đã quy định rõ về hành vi lấn đất và chiếm đất như sau:

  • Lấn đất là hành vi tự ý mở rộng diện tích đất của người đang sử dụng bằng cách di chuyển mốc hoặc ranh giới của thửa đất. Hành vi này chưa được sự cho phép của chủ sở hữu diện tích đất hợp pháp hoặc các cơ quan có thẩm quyền của nhà nước.

  • Chiếm đất là hành vi tự ý sử dụng diện tích đất mà nhà nước, các cơ quan cho thuê nhưng hợp đồng đã hết thời gian sử dụng. Trong trường hợp này, người sử dụng không xin cấp phép tiếp tục sử dụng, cũng không trả lại đất theo quy định. Một số trường hợp chưa hoàn thiện thủ tục mà đã sử dụng cũng thuộc hành vi vi phạm pháp luật.

Đây đều là những trường hợp thường gặp, nhất là những khu dân cư ở nông thôn thường xảy ra tình trạng lấn đất. Đây đều được coi là hành vi lấn chiếm đất trái phép, bị xử lý với mức phạt không thấp.

Thế nào là hành vi lấn chiếm đất trái phép?

Thế nào là hành vi lấn chiếm đất trái phép?

2. Các thẩm quyền xử lý hành vi lấn chiếm đất đai trái phép

Dựa trên nghị định số 102/2014/NĐ-CP, tại điều 31 và 32 có quy định rõ về thẩm quyền xử lý hành vi lấn chiếm đất đai trái phép như sau:

Thẩm quyền xử phạt hành chính

Đối với cấp xã, người có thẩm quyền là Chủ tịch Ủy ban nhân dân, với mức phạt cảnh cáo cao nhất đến 5 triệu đồng. Người xử lý phải thu giữ đầy đủ những tang vật, bằng chứng và buộc người vi phạm nộp lên toàn bộ lợi ích bất hợp pháp. Sau đó, cần có phương án đền bù, khôi phục tình trạng đất đai ban đầu.

Đối với cấp huyện, người có thẩm quyền là Chủ tịch Ủy ban nhân dân, mức phạt cảnh cáo đến 50 triệu đồng. Người vi phạm bị tịch thu giấy phép hoạt động, kinh doanh, trả lại diện tích đất ban đầu. Số tiền lời do hành vi phạm pháp cũng buộc nộp lên, làm thủ tục để sửa lại những sai lệch trong nội dung sử dụng đất.

Đối với cấp tỉnh, người có thẩm quyền là Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, mức phạt lên đến 500 triệu đồng. Người vi phạm bị tước quyền kinh doanh hoặc đình chỉ kinh doanh, tịch thu tang vật. Để khắc phục hậu quả, người vi phạm cũng bị buộc nộp lại số lời, phần đất đã lấn, huỷ bỏ giấy tờ giả,...

Trong trường hợp người có thẩm quyền điều tra là các thanh tra về đất đai, mức phạt sẽ cao hơn tùy thuộc vào ban ngành điều tra. Từ cấp Sở, Đoàn và Bộ, mức phạt tương đương là 50, 250 và 500 triệu đồng. Không những vậy, người vi phạm còn phải chịu nhiều chế tài của pháp luật khác. Tuy nhiên, đây chủ yếu là những vụ lấn chiếm đất với diện tích lớn và có liên quan đến đất công của nhà nước.

Thẩm quyền xử lý hành vi lấn chiếm đất đai trái phép

Thẩm quyền xử lý hành vi lấn chiếm đất đai trái phép

Thẩm quyền lập biên bản xử phạt

Cũng theo nghị định 102/2014/NĐ-CP, điều 34 quy định rằng chỉ những chủ thể dưới đây mới có thẩm quyền lập biên bản xử lý hành vi lấn chiếm đất đai trái phép:

  • Những người có thẩm quyền trong phần trên gồm Chủ tịch uỷ ban nhân dân các cấp xã, huyện, tỉnh và các thanh tra, chánh thanh tra của Sở, Đoàn, Bộ.

  • Những công viên chức được uỷ quyền thi hành công vụ có thẩm quyền lập biên bản xử phạt.

3. Những mức phạt xử lý hành vi lấn chiếm đất đai trái phép

Để có thể tính được mức xử phạt chính xác, bạn phải biết diện tích đất bị lấn, chiếm là bao nhiêu. Sau đó, tuỳ từng mục đichs sử dụng đất sẽ có số tiền phạt khác nhau. Bạn có thể tham khảo mức chung theo nghị định 102/2014/NĐ-CP bên dưới đây.

  • Phạt từ 1 đến 3 triệu đồng cho đất nông nghiệp nhưng không với mục đích trồng lúa, canh tác, trồng rừng,...

  • Phạt từ 3 đến 5 triệu đồng đối với diện tích đất nông nghiệp trồng lúa, rừng phòng hộ, đất sử dụng để sản xuất,...

  • Phạt từ 5 đến 10 triệu đồng với diện tích đất dùng để ở.

Mức phạt này còn phụ thuộc vào diện tích đất bị xâm lấn. Nếu diện tích càng nhiều, mức phạt này càng cao. Đặc biệt, với đất ở khu vực thành thị, mức phạt còn nhiều hơn, thậm chí là gấp đôi mức phạt với đất ở vùng nông thôn.

Mức xử phạt hành vi lấn chiếm đất đai trái phép

Mức xử phạt hành vi lấn chiếm đất đai trái phép

4. Quy trình xử lý hành vi lấn chiếm đất đai trái phép

Dựa vào các cơ sở pháp lý là Luật Đất đai năm 2013 và Nghị định 102/2014/NĐ-CP, bạn đã tìm hiểu về mức phạt. Vậy quy trình xử lý tranh chấp thế nào?

Trước tiên, người bị xâm lấn đất có thể tiến hành hòa giải hoặc nhờ người hoà giải giữa hai bên. Bởi nhà nước cũng khuyến khích các bên tranh chấp tự tiến hành hòa giải với nhau, hoặc cũng có thể nhờ các cơ quan ở địa phương đứng ra. Đây là biện pháp hoà bình, không mất thời gian và tiền bạc giữa đôi bên.

Nếu hai bên không thể thực hiện hoà giải được, bạn có thể trực tiếp làm đơn để khởi kiện lên tòa án theo Luật đất đai vào năm 2013. Trước khi gửi đơn, bạn cần có đủ bằng chứng, giấy tờ pháp lý hoặc tang vật đất bị lấn chiếm trái phép. Đây là cơ sở để tòa xử lý hành vi lấn chiếm đất đai trái phép cho bạn. Bạn có thể yêu cầu Tòa bồi thường thiệt hại, trả lại toàn bộ diện tích bị lấn chiếm thuộc quyền sở hữu của bản thân.

Trong bài viết trên, Luật An Nghiệp đã giúp bạn tìm hiểu về các thông tin và quy trình xử lý hành vi lấn chiếm đất đai trái phép. Mức phạt và hồ sơ phức tạp phụ thuộc vào độ nghiêm trọng, diện tích của đất đai. Để được tư vấn về các thủ tục, gọi ngay đến số của Luật An Nghiệp tại 079 44 77 555 để tìm hiểu chi tiết.

LIÊN HỆ LUẬT SƯ ĐỒNG NAI - VPLS AN NGHIỆP

Điện Thoại: 079 44 77 555

Địa chỉ: 1680 - Nguyễn Ái Quốc- KP6- P. Trung Dũng- Biên Hòa - Đồng Nai

lsnguyenhieuhcm@gmail.com

Bài viết khác