TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG CHO THUÊ NHÀ Ở, NHÀ KINH DOANH
Vấn đề về tranh chấp hợp đồng cho thuê nhà ở, nhà kinh doanh đang ngày càng phổ biến. Đặc biệt là khi người dân đang có nhu cầu về việc thuê mặt bằng để kinh doanh. Để hiểu rõ hơn về loại tranh chấp này, hãy cùng Luật Nguyễn Hiếu tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Quy định của pháp luật về hợp đồng cho thuê nhà ở
Hợp đồng cho thuê nhà ở hay hợp đồng cho thuê mặt bằng kinh doanh đều là dạng hợp đồng cho thuê tài sản. Căn cứ điều 472 Bộ luật Dân sự 2015 và điều 117 Luật Nhà ở 2014, hợp đồng cho thuê nhà, mặt bằng kinh doanh là sự thỏa thuận của các bên liên quan. Trong đó, bên cho thuê giao nhà cho bên thuê trong thời hạn, mục đích nhất định. Bên thuê phải thực hiện nghĩa vụ trả tiền thuê nhà theo đúng thỏa thuận trong hợp đồng.
Quy định liên quan đến hợp đồng cho thuê nhà ở, nhà kinh doanh
Nhà ở được phép cho thuê phải đáp ứng các điều kiện tại khoản 3 điều 118 Luật Nhà ở 2014 gồm:
- Nhà ở không có tranh chấp, khiếu nại, khiếu kiện về quyền sử hữu, đang trong thời hạn sở hữu nhà ở nếu nhà thuộc trường hợp nhà ở có thời hạn;
- Nhà không thuộc trường hợp bị kê biên để thi hành án hoặc không kê biên nhằm đảm bảo nghĩa vụ thi hành quyết định hành chính theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
- Nhà ở không thuộc diện thu hồi đất hay có thông báo giải tỏa, phá dỡ nhà theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền;
- Chất lượng nhà cho thuê phải đảm bảo an toàn cho bên thuê nhà ở, có đủ hệ thống điện, cấp thoát nước và đảm bảo vệ sinh môi trường.
Cách giải quyết khi có tình trạng tranh chấp hợp đồng cho thuê nhà ở, nhà kinh doanh
Tranh chấp hợp đồng cho thuê nhà ở, nhà kinh doanh là điều xảy ra thường xuyên, nhất là khi hợp đồng đôi bên không rõ ràng. Khi tranh chấp xảy ra, để đôi bên hạn chế những thiệt hại không đáng có, dưới đây là các phương hướng giải quyết vấn đề.
Hòa giải tranh chấp
Các bên khi xảy ra tranh chấp có thể thông qua một bên trung gian khác (trung tâm hòa giải). Nhằm để cả hai có thể cùng nhau bàn bạc và tìm ra phương án tối ưu nhất cho sự bất đồng. Những người hòa giải có thể là tổ chức, Tòa án hoặc cá nhân do đôi bên lựa chọn theo pháp luật quy định.
Hòa giải chỉ có thể giúp các bên tìm được tiếng nói chung và mang lại lợi ích tốt nhất. Bên trung gian sẽ đưa ra phương án phù hợp để cả hai tự nguyện tuân thủ và chấp nhận. Để việc hòa giải tranh chấp đạt hiệu quả, hai bên phải thực sự tự nguyện để tìm được tiếng nói chung.
Các cách thức giải quyết tranh chấp hợp đồng cho thuê nhà ở, kinh doanh
Thương lượng
Cả hai phía khi xảy ra tranh chấp hợp đồng cho thuê nhà ở, nhà kinh doanh có thể tiến hành thương lượng. Cách này sẽ giúp đôi bên giải quyết vấn đề theo thỏa thuận và hòa hoãn hơn.
Mọi thỏa thuận đều được thực hiện dựa trên cở sở tôn trọng đôi bên và cùng nhau nhận được lợi ích. Tuy nhiên, thương lượng về tranh chấp chỉ thực sự hiệu quả khi cả hai cùng tình nguyện hợp tác.
Hai bên không cần phải sử dụng đến bên thứ ba như khi dùng biện pháp hòa giải tranh chấp. Cách này cũng giúp cả hai tiết kiệm được chi phí và tránh xung đột không cần thiết.
Khởi kiện ra tại TAND có thẩm quyền
Biện pháp sử dụng đến sự can thiệp của Pháp luật và ra Tòa án thường là phương án cuối cùng. Được dùng trong trường hợp cả hai bên tranh chấp không thể tìm được tiếng nói chung. Tòa án thông qua quyền lựa của Nhà nước để giải quyết các tranh chấp dựa vào quy định của Pháp luật.
Việc dựa và Tòa án và Pháp luật để giải quyết tranh chấp hợp đồng cho thuê nhà ở, nhà kinh doanh sẽ có tính khách quan nhất. Tuy nhiên, một khi quyết định của Tòa án có hiệu lực thì các bên liên quan bắt buộc phải thực hiện theo. Đồng thời, các biện pháp cưỡng chế sẽ xảy ra nếu một trong hai không tuân thủ theo.
Trình tự, thủ tục để giải quyết tranh chấp hợp đồng cho thuê nhà ở, nhà kinh doanh
Dưới đây là quy trình, thủ tục giải quyết tranh chấp hợp đồng cho thuê nhà ở, nhà kinh doanh đầy đủ, chi tiết.
Hồ sơ chuẩn bị
Đơn khởi kiện phải dựa vào mẫu 23-DS của quy định tại Nghị quyết 01/2017/NQ-HĐTP về Nghị quyết ban hành một số biểu mẫu trong tố tụng dân sự.
Các giấy từ và tài liệu cần phải nộp kèm theo như sau:
-
Hợp đồng thuê nhà.
-
Giấy CMND/CCCD của người gửi đơn tố.
-
Bản sao hộ khẩu có công chứng
-
Giấy tờ chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, mặt bằng.
-
Biên bản liên quan đến giao kết hợp đồng.
-
Các chứng cứ về thiệt hại mà việc vi phạm hợp đồng gây nên.
Hướng dẫn cách viết đơn khởi kiện tranh chấp hợp đồng cho thuê nhà ở, nhà kinh doanh
Người viết đơn cần chuẩn bị các thông tin như sau (Dựa theo điều 189 Bộ luật tố tụng dân sự 2015):
-
Địa điểm làm đơn khởi kiện.
-
Tên Tòa án có thẩm quyền để giải quyết tố tụng.
-
Các thông tin của người khởi kiện:
* Họ và tên.
* CMND/CCCD bản gốc hoặc bản sao in có công chứng.
* Số điện thoại.
* Nơi lưu trú.
-
Các thông tin cần thiết của người bị kiện:
* Họ và tên.
* Số CMND/CCCD bản gốc hay bản sao đã được chứng thực.
* Số điện thoại.
* Chỗ ở hiện tại/thường trú.
-
Các yêu cầu người tố tụng muốn tòa giải quyết.
-
Các tài liệu kèm theo.
-
Những thông tin cần thiết giúp giải quyết vụ án.
-
Chữ ký của người khởi kiện.
Trình tự giải quyết tranh chấp hợp đồng cho thuê nhà ở, nhà kinh doanh
Trường hợp các bên không thỏa thuận, thương lượng thành công, một trong các bên có quyền khởi kiện yêu cầu Tòa án nhân dân cấp có thẩm quyền giải quyết. Trình tự, thủ tục giải quyết như sau:
-
Đương sự sau khi nộp Đơn khởi kiện lên Toàn án có thẩm quyền để yêu cầu Tòa giải quyết những tranh chấp hợp đồng cho thuê nhà ở, nhà kinh doanh. Sau đó, Toà án nhận được đơn, tài liệu kèm theo sẽ thông báo đương sự về tạm ứng phí. Lúc này, người khởi kiện làm thủ tục nộp tiền theo quy định.
-
Tòa án tiến hành xem xét đơn khởi kiện, nếu đáp ứng các điều kiện sẽ tiến hành thụ lý và giải quyết vụ việc.
-
Tòa án thực hiện các thủ tục cần thiết nhằm đưa vụ án ra xét xử sơ thẩm. Nếu một trong các bên kháng cáo, tòa án sẽ xem xét và xét xử phúc thẩm trong trường hợp đủ điều kiện.
Trình tự giải quyết tranh chấp hợp đồng cho thuê nhà ở, kinh doanh
Lời kết
Trên đây là những thông tin liên quan đến vấn đề tranh chấp hợp đồng cho thuê nhà ở, nhà kinh doanh mà Luật An Nghiệp muốn chia sẻ với quý độc giả. Nếu khách hàng có nhu cầu tư vấn về nội dung này hoặc các trường hợp khác liên quan đến lĩnh vực đất đai, hôn nhân gia đình, kế toán - thuế, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua số hotline: 079 44 77 555 để được hỗ trợ nhanh chóng.
LIÊN HỆ LUẬT SƯ ĐỒNG NAI - VPLS AN NGHIỆP
Điện Thoại: 0584 666 111
Địa chỉ: 1680 - Nguyễn Ái Quốc- KP6- P. Trung Dũng- Biên Hòa - Đồng Nai
Bài viết khác
- Thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại? 147
- Nhà ở xã hội là gì? Quy định về nhà ở xã hội 528
- CON DÂU CÓ ĐƯỢC HƯỞNG DI SẢN THỪA KẾ TỪ CHA MẸ CHỒNG HAY KHÔNG? 817
- NHÀ Ở THƯƠNG MẠI LÀ GÌ? QUY ĐỊNH VỀ NHÀ Ở THƯƠNG MẠI 2880
- Công ty không ký hợp đồng lao động có vi phạm pháp luật không? 707
- QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ MUA BÁN NHÀ ĐANG CẦM CỐ TẠI NGÂN HÀNG 1409
- CÁCH GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI KHÔNG CÓ SỔ ĐỎ 2022 744
Bài viết
Hỗ trợ trực tuyến
-
Hotline
-
Luật sư