Đời sống ngày càng cải thiện, của cải để dành tích góp ngày càng tăng lên. Giá trị tài sản càng cao thì việc hưởng thừa kế càng nhiều. Tuy nhiên, không phải ai cũng được hưởng tài sản thừa kế như nhau, việc thừa kế là một vấn đề khá nhạy cảm khi ảnh hưởng tới quyền và lợi ích. Việc tranh chấp di sản thừa kế khiến cho mối quan hệ huyết thống trở lên căng thẳng hơn, số lượng vụ việc tranh chấp thừa kế ngày càng tăng lên. Vậy thừa kế là gì? Pháp luật quy định về quyền thừa kế ra sao, cùng Luật An Nghiệp tìm hiểu bài viết dưới đây.

Luật sư biên hòa đồng nai

1. Thừa kế là gì?

1.1. Khái niệm:

Thừa kế được hiểu là sự chuyển giao tài sản từ người đã mất cho người còn sống, là người thừa kế theo đúng ý chí và nguyện vọng của người để lại tài sản. Thừa kế được chia thành 2 hình thức:

  • Thừa kế theo di chúc: tài sản của người đã chết để lại cho người còn sống theo ý chí và nguyện vọng của người đó lúc còn sống (Điều 624 Bộ Luật dân sự 2015).

  • Thừa kế theo pháp luật: tài sản của người đã chết được chia cho hàng thừa kế, trình tự được theo quy định pháp luật (Điều 649 Bộ Luật dân sự 2015).

1.2. Thời điểm mở thừa kế:

Thời điểm mở thừa kế rất quan trọng, đây là cột mốc xác định quyền thừa kế phát sinh. Những người được thừa hưởng di sản sẽ được phát sinh các quyền và nghĩa vụ liên quan đến phần di sản đó, là căn cứ để xử lý các tranh chấp xảy ra liên quan tới các di sản đó. Vậy thời điểm mở thừa kế là lúc nào:

  • Vào ngày người có tài sản chết được ghi trên giấy khai tử. Trường hợp tòa tuyên bố chết thì thời điểm mở thừa kế là ngày tuyên bố chết. Người có quyền, lợi ích liên quan có thể yêu cầu Tòa án ra quyết định tuyên bố một người là đã chết trong trường hợp sau đây:

“a) Sau 03 năm, kể từ ngày quyết định tuyên bố mất tích của Tòa án có hiệu lực pháp luật mà vẫn không có tin tức xác thực là còn sống;

b) Biệt tích trong chiến tranh sau 05 năm, kể từ ngày chiến tranh kết thúc mà vẫn không có tin tức xác thực là còn sống;

c) Bị tai nạn hoặc thảm họa, thiên tai mà sau 02 năm, kể từ ngày tai nạn hoặc thảm họa, thiên tai đó chấm dứt vẫn không có tin tức xác thực là còn sống, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác;

d) Biệt tích 05 năm liền trở lên và không có tin tức xác thực là còn sống; thời hạn này được tính theo quy định tại khoản 1 Điều 68 của Bộ luật này.”

  • Kể từ thời điểm mở thừa kế có hiệu lực, người được hưởng thừa kế có quyền thực hiện các công việc khai nhận di sản thừa kế, có nghĩa vụ thực hiện tài chính mà người đã mất để lại.

2. Các hình thức thừa kế:

Người được hưởng di sản từ người đã chết có hai hình thức là thừa kế theo pháp luật và thừa kế theo di chúc. Mỗi hình thức thừa kế đều khác nhau:

2.1. Thừa kế theo di chúc:

  • Thừa kế được theo ý chí, nguyện vọng của người đã chết để lại. Người để lại di sản phải lập di chúc trong lúc còn sống.

  • Người được chỉ điểm hưởng thừa kế trong di chúc phải còn sống trước thời điểm mở thừa kế, đã hình thành thai trước thời điểm mở thừa kế. Còn nếu là tổ chức thì phải còn tồn tại

  • Có di chúc dưới dạng văn bản có công chứng hợp pháp.

2.2. Thừa kế theo pháp luật:

  • Khi không có di chúc hoặc di chúc không hợp pháp. Những người có tên trong di chúc chết trước hoặc chết cùng lúc với người lập di chúc thì những người thuộc các hàng thừa kế sẽ được thừa kế lại. Tổ chức được hưởng thừa kế nhưng lại phá sản trước hoặc cùng thời điểm người để lại tài sản mất. Những người được chỉ định nhận di sản từ chối nhận di sản.

  • Thỏa thuận phân chia di sản phải được công chứng có hợp pháp

  • Người được hưởng di sản theo ba hàng thừa kế được quy định lại Điều 651 Bộ Luật dân sự 2015.

3. Đối tượng được thừa kế di sản:

3.1. Đối tượng được thừa kế theo di chúc:

  • Đối tượng được thừa kế theo di chúc sẽ đa dạng hơn đối tượng được chia theo pháp luật. Bởi di chúc không giới hạn bởi cá nhân, mà còn có Nhà nước, các cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội, tổ chức kinh tế khác.

  • Người được chỉ điểm hưởng di chúc phải còn sống trước thời điểm mở di chúc, ít nhất phải thành thai trước thời điểm mở di chúc

  • Nếu bên hưởng di chúc là tổ chức thì phải còn tồn tại trước thời điểm mở di chúc

  • Tuy nhiên, tại Điều 644 Bộ Luật dân sự 2015 quy định về người thừa kế không bị phụ thuộc vào nội dung của di chúc. Họ vẫn được hưởng ⅔ số giá trị tài sản của một người thừa kế theo pháp luật nếu di sản được chia theo pháp luật.

a) Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng của người để lại di chúc;

b) Con thành niên mà không có khả năng lao động.

3.2. Đối tượng được thừa kế theo pháp luật:

  • Các trường hợp được xác định thừa kế theo pháp luật được quy định tại Điều 650, Bộ Luật dân sự 2015 như sau:

1. Thừa kế theo pháp luật được áp dụng trong trường hợp sau đây:

a) Không có di chúc;

b) Di chúc không hợp pháp;

c) Những người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế;

d) Những người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc mà không có quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.

2. Thừa kế theo pháp luật cũng được áp dụng đối với các phần di sản sau đây:

a) Phần di sản không được định đoạt trong di chúc;

b) Phần di sản có liên quan đến phần của di chúc không có hiệu lực pháp luật;

c) Phần di sản có liên quan đến người được thừa kế theo di chúc nhưng họ không có quyền hưởng di sản, từ chối nhận di sản, chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; liên quan đến cơ quan, tổ chức được hưởng di sản theo di chúc, nhưng không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.

  • Theo quy định tại Điều 651, Bộ Luật dân sự 2015 quy định về hàng thừa kế như sau:

a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;

c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

  • Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.
  • Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.

Trên đây là những quy định về thừa kế, các hình thức thừa kế, những đối tượng được hưởng thừa kế. Nếu có thắc mắc, hãy liên hệ đội ngũ Luật An Nghiệp - Luật sư tư vấn để nhanh chóng tư vấn, giải đáp thắc mắc, thủ tục về các vấn đề pháp lý, đảm bảo được quyền và lợi ích của khách hàng.

LIÊN HỆ LUẬT SƯ ĐỒNG NAI - VPLS AN NGHIỆP

Điện Thoại: 079 44 77 555

Địa chỉ: 1680 - Nguyễn Ái Quốc, KP6, P. Trung Dũng, Biên Hòa - Đồng Nai

lsnguyenhieuhcm@gmail.com

Dịch vụ khác