Thừa kế có yếu tố nước ngoài căn cứ vào các yếu tố sau: Các bên tham gia quan hệ thừa kế (có thể một hoặc hai bên) là người nước ngoài, pháp nhân nước ngoài; Đối tượng của quan hệ thừa kế là di sản ở nước ngoài; Sự kiện pháp lý làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quan hệ thừa kế xảy ra ở nước ngoài, theo pháp luật nước ngoài. Vậy pháp luật quy định về thừa kế có yếu tố nước ngoài như thế nào?

1. Khái niệm:

Thừa kế được hiểu là sự chuyển giao tài sản từ người đã mất cho người còn sống, là người thừa kế theo đúng ý chí và nguyện vọng của người để lại tài sản. Thừa kế được chia thành 2 hình thức:

  • Thừa kế theo di chúc: tài sản của người đã chết để lại cho người còn sống theo ý chí và nguyện vọng của người đó lúc còn sống (Điều 624 Bộ Luật dân sự 2015).

  • Thừa kế theo pháp luật: tài sản của người đã chết được chia cho hàng thừa kế, trình tự được theo quy định pháp luật (Điều 649 Bộ Luật dân sự 2015).

Thừa kế có yếu tố nước ngoài là quan hệ thừa kế mà người để lại thừa kế là cá nhân nước ngoài hoặc người nhận thừa kế là cá nhân, pháp nhân nước ngoài; hoặc di sản thừa kế tồn tại ở nước ngoài; hoặc sự kiện chết xảy ra ở nước ngoài. Chỉ cần một trong các điều kiện trên được đáp ứng thì quan hệ thừa kể đó được coi là quan hệ thừa kế có yếu tố nước ngoài.

Thừa kế có yếu tố nước ngoài

Thừa kế có yếu tố nước ngoài

2. Pháp luật áp dụng đối với thừa kế có yếu tố nước ngoài:

Theo Điều 680, BLDS 2015 quy định:

1. Thừa kế được xác định theo pháp luật của nước mà người để lại di sản thừa kế có quốc tịch ngay trước khi chết.

2. Việc thực hiện quyền thừa kế đối với bất động sản được xác định theo pháp luật của nước nơi có bất động sản đó.

Các vấn đề phát sinh về thừa kế: xác định hàng thừa kế, diện thừa kế, thời điểm mở thừa kế, quyền và nghĩa vụ của người thừa kế, tài sản thừa kế... đều được xác định theo pháp luật của nước mà người để lại di sản thừa kế có quốc tịch ngay trước khi chết.

Ví dụ: Một người kinh doanh làm ăn tại Việt Nam, có vợ con là người nước ngoài. Trong quá tình làm ăn, có tạo dựng tài sản là động sản và bất động sản. Sau khi mất thì để lại di chúc cho vợ và con. Vậy trường hợp này, các cơ quan có thẩm quyền ở sẽ áp dụng pháp luật của nước nơi mà người đó có quốc tịch nhưng hình thức thực hiện sẽ thực hiện theo pháp luật Việt Nam

Việc thực hiện quyền thừa kế đối với bất động sản được hiểu là người hưởng di sản thừa kế hay người còn sống có được sở hữu bất động sản hay không hoàn toàn do pháp luật của nước nơi có bất động sản quy định.

3. Năng lực lập di chúc,  thay đổi hoặc hủy bỏ di chúc có yếu tố nước ngoài

Khoản 1 Điều 681 Bộ luật dân sự 2015 "Năng lực lập di chúc, thay đổi hoặc huỷ bỏ di chúc được xác định theo pháp luật của nước mà người lập di chúc có quốc tịch tại thời điểm lập, thay đổi hoặc hủy bỏ di chúc".

Nếu như một người lập di chúc hoặc thay đổi hủy bỏ di chúc, thì sẽ áp dụng pháp luật nước người đó công nhận. Hệ thống pháp luật của nước họ có quốc tịch hay hệ thống pháp luật của nước mà họ là công dân chính là hệ thống phù hợp nhất, quốc tịch vẫn luôn được coi là mối quan hệ tình cảm giữa một cá nhân với một nhà nước là vậy.

4. Hình thức của di chúc có yếu tố nước ngoài

Hình thức của di chúc có yếu tố nước ngoài được quy định tại khoản 2, Điều  681 Bộ luật dân sự 2015 quy định: 

2. Hình thức của di chúc được xác định theo pháp luật của nước nơi di chúc được lập. Hình thức của di chúc cũng được công nhận tại Việt Nam nếu phù hợp với pháp luật của một trong các nước sau đây:

a) Nước nơi người lập di chúc cư trú tại thời điểm lập di chúc hoặc tại thời điểm người lập di chúc chết;

b) Nước nơi người lập di chúc có quốc tịch tại thời điểm lập di chúc hoặc tại thời điểm người lập di chúc chết;

c) Nước nơi có bất động sản nếu di sản thừa kế là bất động sản.

Nếu hình thức di chúc phù hợp với pháp luật đó thì di chúc hợp pháp về hình thức. Nhưng nếu căn cứ vào pháp luật nước nơi di chúc được lập thì di chúc đó không phù hợp về hình thức, trường hợp này các cơ quan có thẩm quyền sẽ xem xét đến các hệ thống pháp luật có liên quan khác, ví dụ pháp luật của nước nơi cư trú, hoặc pháp luật của nước người lập di chúc có quốc tịch vào thời điểm lập di chúc hoặc thời điểm người đó chết; hoặc pháp luật của nước nơi có bất động sản nếu di sản thừa kế là bất động sản.

Trên đây là bài viết tham khảo về thừa kế có yếu tố nước ngoài. Hãy liên hệ Luật An Nghiệp để được tư vấn, hỗ trợ nhanh nhất, giải đáp các thắc mắc của bạn đọc liên quan đến thừa kế, phân chia di sản.... 

LIÊN HỆ LUẬT SƯ ĐỒNG NAI - VPLS AN NGHIỆP

Điện Thoại: 079 44 77 555

Địa chỉ: 1680 - Nguyễn Ái Quốc- KP6- Biên Hòa - Đồng Nai

lsnguyenhieuhcm@gmail.com

Dịch vụ khác