Thủ tục khai nhận di sản thừa kế

 

Khi được nhận thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật, chúng ta đều muốn thực hiện nhận di sản một cách nhanh nhất có thể. Và sau đây là thủ tục khai nhận di sản thừa kế đầy đủ nhất.

Mua bán đất bằng giấy tờ viết tay có giá trị pháp lý hay không theo quy  định mới nhất – LUẬT 24H - CÔNG TY LUẬT 24HI. Khai nhận di sản thừa kế là gì?

Khai nhận di sản thừa kế là thủ tục nhằm xác lập quyền tài sản đối với di sản thừa kế của người thụ hưởng trong di chúc hoặc người thừa kế thuộc hàng thừa kế theo quy định của pháp luật tại thời điểm phát sinh quyền thừa kế sau khi người để lại di sản chết.

Sau thời điểm mở thừa kế, để thực hiện việc chuyển giao quyền sở hữu tài sản từ người đã chết sang người thừa kế có hai loại thủ tục là thủ tục khai nhận di sản hoặc thủ tục phân chia tài sản.

Trường hợp áp dụng khai nhận di sản thừa kế:

Căn cứ theo khoản 1 Điều 58 Luật công chứng 2014 hướng dẫn thủ tục công chứng, chứng thực việc thực hiện thủ tục khai nhận di sản được áp dụng với trường hợp “Người duy nhất được hưởng di sản theo pháp luật hoặc những người cùng được hưởng di sản theo pháp luật nhưng thỏa thuận không phân chia di sản đó có quyền yêu cầu công chứng văn bản khai nhận di sản’’.

Trường hợp áp dụng thỏa thuận phân chia di sản thừa kế:

Căn cứ theo khoản 1 Điều 57 Luật công chứng 2014 hướng dẫn thủ tục công chứng, chứng thực thì thủ tục thỏa thuận phân chia di sản được áp dụng trong trường hợp: “Những người thừa kế theo pháp luật hoặc theo di chúc mà trong di chúc không xác định rõ phần di sản được hưởng của từng người thì có quyền yêu cầu công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản’’.

II. Thủ tục khai nhận di sản thừa kế theo quy định của pháp luật

01.Hồ sơ cần chuẩn bị

- Phiếu yêu cầu công chứng;

- Các giấy tờ nhân thân: CMND, căn cước công dân hoặc hộ chiếu, sổ hộ khẩu, sổ tạm trú của người khai nhận di sản thừa kế;

- Bản sao di chúc nếu thừa kế theo di chúc hoặc giấy tờ chứng minh quan hệ giữa người để lại di sản và người yêu cầu công chứng nếu chia thừa kế theo pháp luật;

- Giấy chứng tử hoặc giấy tờ khác chứng minh người để lại di sản đã chết, Giấy đăng ký kết hôn của người để lại di sản, giấy xác nhận tình trạng hôn nhân (nếu có).

- Dự thảo văn bản khai nhận di sản thừa kế (nếu có);

- Hợp đồng ủy quyền (nếu có trong trường hợp người được nhận thừa kế nhưng không chia di sản);

- Bản sao di chúc nếu thừa kế theo di chúc hoặc giấy tờ chứng minh quan hệ giữa người để lại di sản và người yêu cầu công chứng nếu chia thừa kế theo pháp luật.

02. Cơ quan có thẩm quyền thực hiện:

Việc công chứng văn bản khai nhận di sản thừa kế được thực hiện tại các tổ chức hành nghề công chứng gồm Phòng công chứng và Văn phòng công chứng.

III. Trình tự công chứng:

- Người yêu cầu công chứng nộp đủ các giấy tờ nêu trên cho Công chứng viên. Nếu việc khai nhận di sản thừa kế có nội dung phức tạp hoặc liên quan tới khối tài sản lớn thì Công chứng viên thực hiện việc niêm yết thông báo thừa kế tại UBND phường trong thời hạn 30 ngày;

- Sau thời gian niêm yết, nếu không có khiếu nại, khiếu kiện nào (đã có xác nhận của UBND phường, xã) thì Công chứng viên lập Văn bản Khai nhận di sản thừa kế hoặc Văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế;

- Những người nhận di sản thừa kế đọc Văn bản, khi đồng ý với nội dung thì ký vào văn bản trước mặt Công chứng viên;

- Công chứng viên ký công chứng văn bản;

- Người yêu cầu công chứng nộp lệ phí và đóng dấu của Phòng công chứng.

* Lưu ý: Hồ sơ giấy tờ cần chuẩn bị đầy đủ. Yêu cầu bắt buộc cho mỗi hồ sơ thừa kế phải có đầy đủ giấy khai sinh của con để chứng minh mối quan hệ huyết thống. Hồ sơ ngày tháng năm sinh, tên họ phải trùng khớp với các loại giấy tờ khác. Trường hợp ngày tháng năm sinh khác với CMND, sổ hộ khẩu cần phải đi đính chính lại tại các cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Về nguyên tắc giấy tờ khai sinh sẽ là giấy tờ gốc làm căn cứ để làm lại các giấy tờ khác.

Thời gian thực hiện thủ tục khai nhận di sản thừa kế lâu hơn so với quy định của pháp luật do có nhiều yếu tố pháp lý hành chính phát sinh. Quý khách hàng có thể liên hệ Văn phòng Luật sư An Nghiệp để được tư vấn hỗ trợ. Tránh việc khi thực hiện thủ tục phát sinh gây khó khăn trong quá trình làm thủ tục.

Hotline: 079 44 77 555; 0932 116 766

Email: lsnguyenhieuhcm@gmail.com

Website: luatsubienhoa.com.vn

Address: 1680 - Nguyễn Ái Quốc- KP6- Biên Hòa - Đồng Nai

 

LIÊN HỆ LUẬT SƯ ĐỒNG NAI - VPLS AN NGHIỆP

Điện Thoại: 079 44 77 555

Địa chỉ: 1680 - Nguyễn Ái Quốc- KP6- Biên Hòa - Đồng Nai

lsnguyenhieuhcm@gmail.com

Dịch vụ khác