Trong giao dịch hợp đồng dân sự, khi một trong hai bên vi phạm giao kết điều khoản, không thực hiện đúng nghĩa vụ của mình thì phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại sẽ là hai chế tài được áp dụng nhiều nhất khi một trong hai bên vi phạm quan hệ hợp đồng. Nhưng khi nào thì phạt vi phạm, khi nào thì bồi thường hãy cùng Luật An Nghiệp làm rõ hơn về vấn đề này.

Phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại trong hợp đồng dân sự

1. Phạt vi phạm hợp đồng dân sự

Phạt vi phạm là sự thỏa thuận giữa các bên trong hợp đồng, theo đó bên vi phạm nghĩa vụ phải nộp một khoản tiền cho bên bị vi phạm được quy định tại Khoản 1 Điều 418 Luật Dân sự năm 2015.

Trong quá trình giao kết hợp đồng, các bên có thể thỏa thuận về việc phạt vi phạm khi có bên vi phạm nghĩa vụ của mình. Việc phạt vi phạm được giải quyết bằng việc nộp một khoản tiền cho bên bị vi phạm.

Không chỉ có Bộ Luật Dân sự 2015 quy định về phạt vi phạm, mà Luật Thương mại năm 2005 cũng quy định về phạt vi phạm

“Điều 300. Phạt vi phạm

Phạt vi phạm là việc bên bị vi phạm yêu cầu bên vi phạm trả một khoản tiền phạt do vi phạm hợp đồng nếu trong hợp đồng có thoả thuận, trừ các trường hợp miễn trách nhiệm quy định tại Điều 294 của Luật này.”

Theo đó tại Điều 294 Luật Thương mại 2005 quy định:

“Điều 294. Các trường hợp miễn trách nhiệm đối với hành vi vi phạm

1. Bên vi phạm hợp đồng được miễn trách nhiệm trong các trường hợp sau đây:

a) Xảy ra trường hợp miễn trách nhiệm mà các bên đã thoả thuận;

b) Xảy ra sự kiện bất khả kháng;

c) Hành vi vi phạm của một bên hoàn toàn do lỗi của bên kia;

d) Hành vi vi phạm của một bên do thực hiện quyết định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền mà các bên không thể biết được vào thời điểm giao kết hợp đồng.

2. Bên vi phạm hợp đồng có nghĩa vụ chứng minh các trường hợp miễn trách nhiệm."

Như vậy trong giao kết hợp đồng dân sự, phạt vi phạm theo Bộ Luật Dân sự hay Luật Thương mại thì việc phạt vi phạm đều do hai bên thỏa thuận trước khi có hành vi vi phạm, và hình thức phạt vi phạm là bằng tiền.

2. Bồi thường hợp đồng dân sự

Cá nhân, pháp nhân có quyền dân sự bị xâm phạm được bồi thường toàn bộ thiệt hại, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác được quy định tại Điều 13 Bộ Luật Dân sự 2015 quy định.

Theo đó, tại Điều 302 Luật Thương mại cũng quy định về bồi thường thiệt hại:

1. Bồi thường thiệt hại là việc bên vi phạm bồi thường những tổn thất do hành vi vi phạm hợp đồng gây ra cho bên bị vi phạm.

2. Giá trị bồi thường thiệt hại bao gồm giá trị tổn thất thực tế, trực tiếp mà bên bị vi phạm phải chịu do bên vi phạm gây ra và khoản lợi trực tiếp mà bên bị vi phạm đáng lẽ được hưởng nếu không có hành vi vi phạm.”

Hình thức bồi thường thiệt hại trong giao kết hợp đồng chính là trách nhiệm dân sự đặt ra khi một bên vi phạm nghĩa vụ, gây ra thiệt hại, bồi thường bằng cách đền bù về vật chất thực tế, tổn thất về tài sản, các chi phí ngăn chặn, thiệt hại, thu nhập thực tế bị giảm sút và cả tinh thần cho bên bị vi phạm.

3. So sánh giữa phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại:

Về khái niệm:

-        Phạt vi phạm là phạt một khoản tiền mà bên vi phạm phải trả cho bên kia. Không cần phải xảy ra thiệt hại mới phạt vi phạm

-        Bồi thường thiệt hại là bù đắp thiệt hại về mặt vật chất và tinh thần đối với bên bị vi phạm.

Về mục đích:

-        Phạt vi phạm: nhằm bảo vệ mục đích của hai bên, ngăn ngừa các vi phạm hợp đồng có thể xảy ra

-        Bồi thường thiệt hại: đền bù những tổn mà một trong hai bên phải chịu để bảo vệ lợi ích trong giao kết hợp đồng, khắc phục hậu quả do vi phạm hợp đồng

Về căn cứ:

-        Phạt vi phạm:

+ Có thỏa thuận

+ Có hành vi vi phạm và lỗi của một trong hai bên

-        Bồi thường thiệt hại:

+ Không cần có thỏa thuận

+ Có hành vi vi phạm và lỗi

+ Có thiệt hại thực tế xảy ra

Hy vọng những thông tin trên có thể giúp bạn đọc giải quyết được những thắc mắc về Phạt vi phạm và Bồi thường thiệt hại trong giao kết hợp đồng dân sự. Để có thể hiểu rõ hơn và được tư vấn tận tình, liên hệ với đội ngũ Luật An Nghiệp- Văn Phòng Luật Sư Tại Biên Hòa, chúng tôi sẽ giải đáp các thắc mắc liên quan.

LIÊN HỆ LUẬT SƯ ĐỒNG NAI - VPLS AN NGHIỆP

Điện Thoại: 079 44 77 555

Địa chỉ: 1680 - Nguyễn Ái Quốc, KP6, P. Trung Dũng, Biên Hòa - Đồng Nai

lsnguyenhieuhcm@gmail.com

Dịch vụ khác