CHIA DI SẢN THỪA KẾ KHÔNG ĐỂ LẠI DI CHÚC
CHIA DI SẢN THỪA KẾ KHÔNG ĐỂ LẠI DI CHÚC
I. Di sản thừa kế là gì?
Di sản thừa kế là tài sản của người chết để lại cho những người còn sống. Theo quy định tại Điều 634 Bộ luật dân sự: “Di sản bao gồm tài sản riêng của người chết, phần tài sản của người chết trong tài sản chung với người khác”.
Di sản thừa kế có thể là vật, tiền, giấy tờ có giá, quyền tài sản thuộc sở hữu của người để lại di sản.
Việc xác định di sản thừa kế mà người chết để lại căn cứ vào giấy tờ, tài liệu chứng minh quyền sở hữu hoặc sử dụng hợp pháp đối với khối tài sản đó. Đối với trường hợp di sản thừa kế là tài sản thuộc sở hữu chung thì việc xác định tài sản chung của người để lại di sản có thể dựa trên những thỏa thuận đã có từ trước hoặc căn cứ vào văn bản do cơ quan có thẩm quyền ban hành.
II. Phân chia di sản thừa kế không để lại di chúc như thế nào?
Khi người chết đi không để lại di chúc, thì theo quy định của pháp luật, phần di sản thừa kế do họ để lại sẽ được đem chia theo pháp luật. Cụ thể, phần di sản sẽ được chia đều cho những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất, nếu người thừa kế hàng thứ nhất không có thì sẽ chia cho hàng thừa kế thứ hai, thứ ba. Cụ thể theo Điều 651, Bộ luật dân sự 2015 có quy định về người thừa kế theo pháp luật.
Những người thừa kế theo pháp luật được quy định thứ tự sau đây:
a. Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
b. Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết, cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
c. Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết, bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết, cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.
Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.
Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.
III. Thừa kế thế vị
Trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống, nếu cháu cũng chết trước hoặc cùng một thời điểm với người đểlại di sản thì chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống.
Những quy định trên nhằm hạn chế tranh chấp giữa các bên trong quan hệ thừa kế, đồng thời góp phần điều chỉnh, cụ thể, rõ ràng hơn trong việc phân chia di sản.
IV. Thủ tục khai di sản thừa kế là đất đai không có di chúc
Đất đai là một bất động sản đặc biệt, do vật khi nhận thừa kế tài sản là đất đai, cần tiến hành khai di sản thừa kế bằng cách tiến hành công chứng văn bản khai nhận di sản thừa kế hoặc đăng ký biến động đất đai. Cụ thể:
Bước 1: Công chứng văn bản khai nhận di sản thừa kế tại văn phòng công chứng. Hồ sơ yêu cầu công chứng gồm có:
- Giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất, quyền sỡ hữu tài sản của người để lại di sản đó;
- Giấy tờ chứng minh quan hệ giữa hai người để lại di sản và người được hưởng di sản theo quy định của pháp luật về thừa kế.
Bước 2: Công chứng viên tiến hành kiểm tra, xác minh, thụ lý công chứng và niêm yết tại UBND cấp xã nơi có đất. (theo Điều 58 Luật công chứng 2014 và Nghị định 29/2015/NĐ-CP).
Bước 3: Đăng ký biến động đất đai tại văn phòng đăng ký đất đai
- Trong thời hạn không quá 30 ngày, kể từ ngày phân chia xong quyền sử dụng đất là di sản thừa kế, người sử dụng đất phải thực hiện thủ tục đăng ký biến động đất đai. (theo Điều 95 Luật đất đai 2013, Điều 79 Nghị định 43/NĐ-CP).
Trong trường hợp đã quá 30 ngày mà không đăng ký biến động đất đai thì bị xử phạt vi phạm hành chính từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng theo quy định tại Điều 12 Nghi định 102/2014/ NĐ-CP.
V. Giải quyết tranh chấp khi chia thừa kế đất đai không có di chúc
Trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp trong trường hợp này tương tự như giải quyết tranh chấp thông thường.
Tuy nhiên cần lưu ý về thẩm quyền giải quyết tranh chấp được áp dụng theo Điều 203 Luật đất đai 2013 như sau:
Thứ nhất, tranh chấp đất đai mà đương sự có Giấy chứng nhận hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì do Tòa án nhân dân giải quyết;
Thứ hai, tranh chấp đất đai mà đương sự không có Giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này thì đương sự chỉ được lựa chọn một trong hai hình thức giải quyết tranh chấp đất đai theo quy định sau đây:
- Nộp đon yêu cầu giải quyết tranh chấp tại UBND cấp xã, cấp huyện, cấp tỉnh;
- Khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.
Trên đây là tư vấn của Luật An Nghiệp về thủ tục chia di sản thừa kế mà không có di chúc tại Đồng Nai. Quý khác có thể tham khảo, nếu có thắc mắc cần hỗ trợ giải đáp vui lòng liên hệ qua Luật An Nghiệp đễ được hỗ trợ.
Liên hệ luật sư chia di sản thừa kế
Hotline: 079 44 77 555; 0932 116 766
Email: lsnguyenhieuhcm@gmail.com
Website: luatsubienhoa.com.vn
Address: 1680 - Nguyễn Ái Quốc- KP6- Biên Hòa - Đồng Nai
LIÊN HỆ LUẬT SƯ ĐỒNG NAI - VPLS AN NGHIỆP
Điện Thoại: 079 44 77 555
Địa chỉ: 1680 - Nguyễn Ái Quốc- KP6- Biên Hòa - Đồng Nai
Dịch vụ khác
Hỗ trợ trực tuyến
-
Hotline
-
Luật sư