Trong cuốc sống hằng ngày, mỗi cá nhân, tổ chức…ít nhiều đều tham gia vào các quan hệ dân sự, trong đó phổ biến là giao dịch dân sự. Khi tham giao dịch dân sự sẽ phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền và nghĩa vụ dân sự của các chủ thể.

Thông qua giao dịch dân sự, các chủ thể nói trên trao đổi, tìm kiếm cơ hội để đạt được mục đích của mình. Tuy nhiên, đối tượng của giao dịch dân sự không chỉ dừng lại ở một giao dịch mà tham gia vào nhiều giao dịch khác gắn liền với nhiều chủ thể khác nhau. Bởi vây, Bộ luật dân sự 2015 đã quy định cơ chế bảo vệ người thứ ba ngay tình. So với các Bộ luật dân sự trước đây, Bộ luật dân sự 2015 đã quy định cụ chặt chẽ hơn, cụ thể hơn, chi chi tiết hơn. Do đó, bảo vệ tốt hơn quyền và lợi ích hợp pháp của người thứ ba ngay tình trong giao dịch dân sự vô hiệu. Vậy điều kiện nào để xác định người thứ ba ngay tình trong giao dịch dân sự vô hiệu? Khi điều kiện cần và đủ đã được xác định rõ, thì việc bảo vệ quyền lợi của người thứ ba ngày tình khi giao dịch dân sự vô hiệu được quy định ra sao?

Giao dịch dân sự phát sinh tranh chấp

Giao dịch dân sự phát sinh tranh chấp

I. ĐIỀU KIỆN CẦN VÀ ĐỦ ĐỂ XÁC ĐỊNH NGƯỜI THỨ BA NGAY TÌNH TRONG GIAO DỊCH DÂN SỰ VÔ HIỆU.

Để xác định người thứ ba ngay tình cần có các điều kiện cần và đủ như sau:

1. Trước khi người thứ ba tham gia giao dịch dân sự đã có một giao dịch dân sự trước đó được xác lập, thực hiện nhưng giao dịch trước đó vô hiệu.

2. Người thứ ba xác lập giao dịch phải ngay tình. Tức là trong trường hợp này, người thứ ba không biết hoặc không thể biết rằng mình tham gia giao dịch dân sự với người không có quyền định đoạt tài sản, hoặc đối tượng của giao dịch liên quan đến giao dịch trước đó.

3. Người thứ ba tham gia vào giao dịch dân sự phải là người có đầy đủ năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự theo quy định tại các Điều: 16,17,18,19 và 20 Bộ luật dân sự. Nếu trong trường hợp mà họ không có đầy đủ năng lực hành vi thì họ phải có người giám hộ hoặc người đại diện hợp pháp theo quy định của pháp luật (theo quy định tại Điều 48, Điều 136 và Điều 137 Bộ luật dân sự) .

4. Người thứ ba đã thực hiện nghĩa vụ và hưởng những quyền dân sự trong giao dịch do họ xác lập. Nói cách khác, họ đã nhận tài sản từ giao dịch và mục đích của giao dịch đã đạt được.

5. Tài sản thực hiện giao dịch phải là những tài sản phải được phép lưu thông trên thị trường. Bởi nếu là vật cấm lưu thông, thì người thứ ba buộc phải biết mình xác lập giao dịch dân sự bất hợp pháp và không tiến hành giao dịch.

6. Mục đích và nội dung của giao dịch không được vi phạm điều cấm của luật và không trái với đạo đức xã hội, quy định tại điểm c khoản 1 Điều 117 Bộ luật dân sự.

7. Trình tự xác lập giao dịch tuân thủ đúng trình tự pháp luật.

8. Người thứ ba phải có yêu cầu được hưởng tài sản hoặc bồi thường thiệt hại khi tài sản giao dịch bị tịch thu sung quỹ Nhà nước, hoặc bị trả lại cho chủ sở hữu hoặc người chiếm hữu hợp pháp.

II. QUY ĐỊNH BẢO VỆ QUYỀN LỢI CỦA NGƯỜI THỨ BA NGAY TÌNH TRONG GIAO DỊCH DÂN SỰ VÔ HIỆU

Điều 133, Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định:

1. Trường hợp giao dịch dân sự vô hiệu nhưng đối tượng của giao dịch là tài sản không phải đăng ký đã được chuyển giao cho người thứ ba ngay tình thì giao dịch được xác lập, thực hiện với người thứ ba vẫn có hiệu lực, trừ trường hợp quy định tại Điều 167 của Bộ luật này:

"Dẫn chiếu Điều 167 BLDS: Quyền đòi lại động sản không phải đăng ký quyền sở hữu từ người chiếm hữu ngay tình: “Chủ sở hữu có quyền đòi lại động sản không phải đăng ký quyền sở hữu từ người chiếm hữu ngay tình trong trường hợp người chiếm hữu ngay tình có được động sản này thông qua hợp đồng không có đền bù với người không có quyền định đoạt tài sản; trường hợp hợp đồng này là hợp đồng có đền bù thì chủ sở hữu có quyền đòi lại động sản nếu động sản đó bị lấy cắp, bị mất hoặc trường hợp khác bị chiếm hữu ngoài ý chí của chủ sở hữu”

2. Trường hợp giao dịch dân sự vô hiệu nhưng tài sản đã được đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền, sau đó được chuyển giao bằng một giao dịch khác cho người thứ ba ngay tình và người này căn cứ vào việc đăng ký đó mà xác lập, thực hiện giao dịch thì giao dịch đó không bị vô hiệu. 

Ví dụ: quyền sử dụng đất, ô tô, xe máy, tầu biển, máy bay… đã được đặng ký sở hữu tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Trường hợp tài sản phải đăng ký mà chưa được đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì giao dịch với người thứ ba bị vô hiệu, trừ trường hợp người thứ ba ngay tình nhận được tài sản này thông qua bán đấu giá tại tổ chức có thẩm quyền hoặc giao dịch với người mà theo bản án, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền là chủ sở hữu tài sản nhưng sau đó chủ thể này không phải là chủ sở hữu tài sản do bản án, quyết định bị huỷ, sửa.

3. Chủ sở hữu không có quyền đòi lại tài sản từ người thứ ba ngay tình, nếu giao dịch dân sự với người này không bị vô hiệu theo quy định tại khoản 2 Điều này nhưng có quyền khởi kiện, yêu cầu chủ thể có lỗi dẫn đến việc giao dịch được xác lập với người thứ ba phải hoàn trả những chi phí hợp lý và bồi thường thiệt hại, nếu có.

Ví dụ: ông H chuyển nhượng đất cho ông S, ông S đã thanh toán tiền, nhận đất và đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, sau đó ông S lại chuyển nhượng nhà cho ông E, ông E đã thanh toán tiền, nhận đất, được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và tiếp tục chuyển nhượng cho A. Nếu có tranh chấp xảy ra thì các giao dịch dân sự nói trên đều được công nhận. Tuy nhiên, các đương sự có quyền và lợi ích liên quan đến việc chuyển nhượng nhà nói trên có quyền khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết bằng một vụ án dân sự khác để bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của mình bằng giá trị tài sản.

Tóm lại, quy định bảo vệ quyền lợi của người thứ ba ngay tình khi giao dịch dân sự vô hiệu nhằm bảo vệ quyền lợi chính đáng của chủ thể tham gia giao dịch, đồng thời bảo vệ quyền lợi của chủ sở hữu hợp pháp đối với tài sản, góp phần đảm bảo tính ổn định của quan hệ dân sự, tránh những xáo trộn không cần thiết, khuyến khích các chủ thể tự bảo vệ quyền lợi của mình, góp phần xây dựng ý thức pháp luật của các bên trong quan hệ dân sự.

III. Dịch vụ tư vấn các vấn đề liên quan đến tranh chấp trong giao dịch dân sự của Luật An Nghiệp.

Luật An Nghiệp tư vấn tất cả các vấn đề liên quan đến tranh chấp trong giao dịch dân sự theo quy định của pháp luật, bao gồm nhưng không giới hạn các công việc dưới đây:

  • Tư vấn tất cả các vấn đề pháp lý có liên quan đến tranh chấp trong giao dịch dân sự;
  • Định hướng và đưa ra phương án xử lý tối ưu cho Qúy khách hàng;
  • Đại diện theo ủy quyền để làm việc với các bên, cơ quan nhà nước và thực hiện các thủ tục có liên quan đến tranh chấp trong giao dịch dân sự;
  • Hỗ trợ soạn Đơn khởi kiện, đơn yêu cầu phản tố, các văn bản, hồ sơ khác trong quá trình giải quyết vụ việc;
  • Tham gia tố tụng tại Tòa án;

Để hiểu rõ hơn hoặc cần tư vấn pháp lý thì hãy liên hệ ngay với Luật An Nghiệp.

LIÊN HỆ LUẬT SƯ ĐỒNG NAI - VPLS AN NGHIỆP

Điện Thoại: 079 44 77 555

Địa chỉ: 1680 - Nguyễn Ái Quốc- KP6- Biên Hòa - Đồng Nai

lsnguyenhieuhcm@gmail.com

Dịch vụ khác