QUYỀN NHÂN THÂN TRONG HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH ĐƯỢC PHÁP LUẬT QUY ĐỊNH NHƯ THẾ NÀO?

I. Quyền nhân thân

Quyền nhân thân được quy định trong cụ thể tại Điều 25 Bộ luật dân sự 2015, theo đó quyền nhân thân là quyền dân sự gắn liền với mỗi cá nhân, không thể chuyển giao cho người khác, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định.

Việc xác lập, thực hiện quan hệ dân sự liên quan đến quyền nhân thân của người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ được hành vi phải được người đại diện theo pháp luật của người này đồng ý theo quy định của Bộ luật này, luật khác có liên quan hoặc theo quyết định của Tòa án.

Việc xác lập, thực hiện quan hệ dân sự liên quan đến quyền nhân thân của người bị tuyên bố mất tích, người đã chết phải được sự đồng ý của vợ, chồng hoặc con thành niên của người đó, trường hợp không có những người này thì phải được sự đồng ý của cha, mẹ của người bị tuyên bố mất tích, người đã chết, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định.

II. Quyền nhân thân trong hôn nhân và gia đình

Điều 39 Bộ luật dân sự 2015 quy định: “Cá nhân có quyền kết hôn, ly hôn, quyền bình đẳng của vợ chồng, quyền xác định cha, mẹ, con, quyền được nhận làm con nuôi, quyền nuôi con nuôi và các quyền nhân thân khác trong quan hệ hôn nhân, quan hệ cha mẹ và con và quan hệ giữa các thành viên gia đình. Con sinh ra không phụ thuộc vào tình trạng hôn nhân của cha, mẹ đều có quyền và nghĩa vụ như nhau đối với cha, mẹ của mình”.

Vì vậy quyền nhân thân của cá nhân trong hôn nhân và gia đình bao gồm các quyền cơ bản sau:

1. Quyền kết hôn:

Là quyền nhân của cá nhân được pháp luật thừa nhận, là việc nam và nữ xác lập quan hệ vợ chồng với nhau theo quy định của luật về điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn.

Điều 8 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định: Nam, nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện sau đây:

a. Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;

b. Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định;

c. Không bị mất năng lực hành vi dân sự;

d. Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo quy định tại các điểm a, b, c, và d khoản 2 Điều 5 của Luật này.

Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người đồng giới.

2. Quyền ly hôn:

Điều 51 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định: “Vợ chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn.

Cha, mẹ người thân thích khác có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn khi một bên vợ, chồng do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tình thần của họ.

Chồng không có quyền yêu cầu ly hôn trong trường hợp vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi”.

Quy định này xuất phát từ thực tiễn của đời sống xã hội và với mục đích nhằm bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của vợ, chồng là người mất năng lực hành vi dân sự và là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra.

3. Quyền bình đẳng giữa vợ và chồng:

Điều 17 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định: “Vợ chồng bình đẳng với nhau về mọi mặt trong gia đình, trong việc thực hiện các quyền, nghĩa vụ của công dân được quy định trong Hiến pháp, Luật này và các luật khác có liên quan”.

4. Quyền xác định cha, mẹ cho con:

Điều 88 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định: “Con sinh ra trong thời kỳ hôn nhân hoặc do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân là con chung của vợ chồng.

Con được sinh ra trong thời hạn 300 ngày kể từ thời điểm chấm dứt hôn nhân được coi là con do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân.

Con sinh ra trước ngày đăng ký kết hôn và được cha mẹ thừa nhận là con chung của vợ chồng. Trong trường hợp cha, mẹ không thừa nhận con thì phải có chứng cứ và phải được Tòa án xác định”.

5. Quyền được nhận làm con nuôi và quyền nuôi con nuôi:

Nuôi con nuôi là việc xác lập quan hệ cha, mẹ và con giữa người nhận nuôi và người được nhận làm con nuôi. Việc thực hiện quyền này trên thực tế phải tuân theo các điều kiện, trình tự, thủ tục do Luật Nuôi con nuôi quy định. Luật cũng quy định các nguyên tắc giải quyết việc nuôi con nuôi, thứ tự ưu tiên lựa chọn gia đình thay thế, hệ quả của việc nuôi con nuôi và những căn cứ chấm dứt việc nuôi con nuôi.

Như vậy, quyền nhân thân của cá nhân trong lĩnh vực Hôn nhân và gia đình là một trong những quyền dân sự, là quyền tự nhiên cơ bản của con người khi sinh ra đã có, các quyền này đã được ghi nhận trong các văn bản pháp lý quốc tế cũng như trong nước. Mọi cá nhân đều được chủ động thực hiện các quyền trên và các quyền đó đều được pháp luật bảo vệ. Mọi hành vi xâm phạm đến các quyền trên của cá nhân đều bị xử lý theo những chế tài của pháp luật hiện hành.

Trên đây là tư vấn của Luật An Nghiệp về quyền nhân thân trong hôn nhân và gia đình theo quy định mới nhất của pháp luật. Quý khách có thắc mắc vui lòng liên hệ với chúng để được hỗ trợ giải đáp một cách nhiệt tình chu đáo nhất.

LIÊN HỆ LUẬT SƯ ĐỒNG NAI - VPLS AN NGHIỆP

Điện Thoại: 079 44 77 555

Địa chỉ: 1680 - Nguyễn Ái Quốc- KP6- Biên Hòa - Đồng Nai

lsnguyenhieuhcm@gmail.com

Tin tức khác