Tranh chấp đất đai là một trong những tranh chấp phức tạp nhất hiện nay. Điều này đòi hỏi ở người xử lý, giải quyết tranh chấp sự am hiểu chuyên sâu về kiến thức và kinh nghiệm thực tiễn. Trong bài viết này, Luật An Nghiệp xin chia sẻ đến các độc giả một số vướng mắc trong giải quyết tranh chấp đất đai tại Đồng Nai.

 

Nguyên nhân gây nên vướng mắc giải quyết tranh chấp đất đai

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến vướng mắc trong giải quyết tranh chấp đất đai hiện nay.

Giải quyết tranh chấp đất đai tại Đồng Nai còn gặp phải nhiều vướng mắc.

Giải quyết tranh chấp đất đai tại Đồng Nai còn gặp phải nhiều vướng mắc.

Thứ nhất, cơ quan quản lý chưa phát huy đầy đủ trách nhiệm của mình trong việc quản lý và lưu trữ hồ sơ liên quan đến thửa đất. 

Điều này dẫn đến thất lạc hồ sơ, thông tin điều tra ở thời điểm hiện tại không khớp với những gì kê khai trong các giấy tờ liên quan, các biến động liên quan đến thửa đất chưa được cập nhật đầy đủ… 

Một số trường hợp khác, các thông tin ghi trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất có sự nhầm lẫn về chủ sở hữu. Ví dụ như đất là của ông L nhưng thông tin thể hiện lại là của ông V. Hay như trường hợp đất có nguồn gốc là đất thành viên trong hộ gia đình nhưng khi cấp giấy chứng nhận lại chỉ thể hiện được là đất hộ gia đình. Như vậy, đất đã được chuyển từ sở hữu cá nhân thành sở hữu hộ gia đình nhưng lại không được thể hiện trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Còn rất nhiều trường hợp thể hiện sự thiếu sót trong quản lý đất đai của cơ quan nhà nước. Và hệ lụy của tất cả những việc này xuất hiện khi tranh chấp đất đai xảy ra. Cơ quan quản lý không cung cấp hồ sơ, giấy tờ liên quan đến diện tích đất tranh chấp. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến quá trình điều tra, giải quyết tranh chấp của các cơ quan tiến hành tố tụng.

Thứ hai, sự thay đổi của quy định pháp luật liên quan đến đất đai

Như chúng ta đều biết, pháp luật luôn có sự thay đổi để phù hợp với điều kiện phát triển chung của xã hội. Tuy nhiên, quy định lại chưa thể hiện rõ các quan hệ đất đai hình thành trong giai đoạn chuyển đổi đó. Cho nên, có rất nhiều quan hệ đất đai chưa được thể hiện rõ ràng. Khi có tranh chấp xảy ra, phải mất thêm thời gian để nghiên cứu, xem xét nhiều quy định, văn bản thể hiện chính sách đất đai ở thời kỳ đó để giải quyết. Đây cũng là nguyên nhân khiến một số tranh chấp diễn ra trong thời gian dài.

Những vướng mắc khi giải quyết tranh chấp đất đai tại Đồng Nai

Vướng mắc liên quan đến tranh chấp đất đai tại Đồng Nai khá rộng. Dưới đây là một số vướng mắc phổ biến thường gặp nhất hiện nay.

Tranh chấp đất đai liên quan đến cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Tranh chấp liên quan đến việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất chưa xác định rõ đối tượng

Tranh chấp liên quan đến việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất chưa xác định rõ đối tượng

Tranh chấp về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho gia đình. Khái niệm “hộ gia đình” được quy định tại Bộ luật Dân sự 2015 và Luật Đất đai năm 2013 chưa có sự thống nhất đã gây nên một số vướng mắc như:

  • Về đất nông nghiệp ở nông thôn theo quy định hiện hành sẽ được cấp cho hộ gia đình. Như vậy, đất đó được xác định là tài sản chung của hộ. Trong trường hợp một thành viên trong hộ đó nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất nông nghiệp từ người khác nhưng trong giấy tờ lại thể hiện là đất của hộ gia đình. Điều này không công bằng, không đảm bảo được quyền lợi hợp pháp của người nhận chuyển nhượng đó.

  • Bất cập trong việc xác định chủ sở hữu mảnh đất dựa vào sổ hộ khẩu gia đình. Người đứng tên chủ hộ trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất không phải là chủ hộ gia đình; Người có tên trong hộ khẩu nhưng lại không thuộc nhân khẩu của gia đình đó, họ chỉ xin được  ghi tên vào hộ khẩu vì mục đích khác…

  • Chưa có sự rõ ràng trong việc thể hiện thông tin chủ sử dụng đất trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Ví dụ, mảnh đất đó thuộc quyền sử dụng của cả vợ và chồng nhưng trên giấy tờ lại thể hiện của vợ hoặc chồng. 

  • Tranh chấp liên quan đến quá trình kê khai cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Nội dung kê khai không thể hiện rõ đất được cấp cho hộ gia đình hay cá nhân, cho vợ hoặc chồng hay cả vợ và chồng… Nguyên nhân của việc này phần lớn là do người dân chưa hiểu luật và cán bộ quản lý chưa giải thích rõ cho người dân hiểu. 

Tranh chấp đất đai liên quan đến tặng cho bằng miệng

Tặng cho quyền sử dụng đất bằng miệng chưa đủ cơ sở pháp lý 

Tặng cho quyền sử dụng đất bằng miệng chưa đủ cơ sở pháp lý 

Có không ít cá nhân đã thực hiện việc tặng cho quyền sử dụng đất chỉ bằng miệng. Tuy nhiên, xét dưới góc độ pháp luật, việc tặng cho quyền sử dụng đất lại không được thừa nhận. Cụ thể:

Điều 459 Bộ luật dân sự 2015 quy định rằng: “Tặng cho bất động sản phải được lập thành văn bản có công chứng, chứng thực hoặc phải đăng ký, nếu bất động sản phải đăng ký quyền sở hữu theo quy định của luật.”. Mặt khác, tại khoản 1 điều 502 Bộ luật Dân sự 2015 viết: “Hợp đồng về quyền sử dụng đất phải được lập thành văn bản theo hình thức phù hợp với quy định của Bộ luật này, pháp luật về đất đai và quy định khác của pháp luật có liên quan”. Như vậy, việc tặng cho bất động sản phải được lập thành văn bản có công chứng, chứng thực theo quy định.

Khi tranh chấp đất đai xảy ra, những người có liên quan mất nhiều thời gian để chứng minh nguồn gốc diện tích đất đó. Dẫn đến việc giải quyết chậm trễ, ảnh hưởng đến lợi ích của đôi bên.

Trình tự giải quyết tranh chấp đất đai tại Đồng Nai

Các hướng giải quyết tranh chấp đất đai

Các hướng giải quyết tranh chấp đất đai

Theo quy định tại khoản 1 điều 200 Luật đất đai năm 2013 thì nếu như có tranh chấp thì sẽ tiến hành tự hòa giải hoặc hòa giải ở cơ sở. Ngoài ra, các bên có liên quan có thể yêu cầu UBND cấp huyện, cấp tỉnh nơi có đất tranh chấp đề nghị giải quyết.

Cuối cùng, các tranh chấp được quy định tại khoản 1, 2 điều 203 Luật đất đai 2013 thì các đương sự được phép khởi kiện ra tòa án nhân dân. Các tranh chấp đó bao gồm:

  • Tranh chấp đất đai mà đương sự có đầy đủ giấy tờ chứng minh tính hợp pháp của mảnh đất đó theo luật định (quy định tại điều 100 Luật Đất đai 2013);

  • Tranh chấp liên quan đến tài sản gắn liền với đất như nhà ở, công trình xây dựng…

  • Tranh chấp đất đai mà đương sự không có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hay các giấy tờ chứng minh tính hợp pháp của mảnh đất đó theo quy định của pháp luật.

Nhìn chung, các vấn đề liên quan đến tranh chấp đất đai rất phức tạp. Để có thể bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của mình, hãy tìm đến công ty luật uy tín tại Biên Hòa Đồng Nai để được tư vấn pháp luật gần nhất. Luật An Nghiệp tự hào là một trong những đơn vị đi đầu trong giải quyết các vấn đề về tranh chấp đất đai. Chúng tôi có đội ngũ nhân viên, chuyên viên pháp lý giàu kinh nghiệm sẽ giúp quý khách hàng giải quyết vấn đề nhanh chóng nhất.

chia sẻ. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào, vui lòng liên hệ với chúng tôi để biết thêm chi tiết.Luật An Nghiệptranh chấp đất đai tại Đồng NaiTrên đây là một vài thông tin liên quan đến vướng mắc trong giải quyết

 

LIÊN HỆ LUẬT SƯ ĐỒNG NAI - VPLS AN NGHIỆP

Điện Thoại: 079 44 77 555

Địa chỉ: 1680 - Nguyễn Ái Quốc- KP6- Biên Hòa - Đồng Nai

lsnguyenhieuhcm@gmail.com

Dịch vụ khác