Hiện nay, có rất nhiều cá nhân thực hiện chuyển nhượng bất động sản bằng lời nói. Vậy hợp đồng chuyển nhượng đất thực hiện bằng miệng có hiệu lực không? Tranh chấp hợp đồng giải quyết như thế nào? Hãy lắng nghe chia sẻ của Luật An Nghiệp.

Hiểu thế nào là hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất?

Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất là hợp đồng mua bán tài sản, cụ thể đây là bất động sản. Hợp đồng tuân thủ quy định về sự thỏa thuận của các bên. Bên bán phải chuyển quyền sở hữu tài sản cho bên mua và bên mua phải trả tiền cho bên bán.

Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất có hiệu lực khi và chỉ khi tuân thủ điều kiện quy định tại điều 117 Bộ luật dân sự 2015. Theo đó:

  • Chủ thể thực hiện hợp đồng phải có đầy đủ năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự đáp ứng đúng yêu cầu giao dịch dân sự được xác lập.

  • Giao dịch dân sự được các bên liên quan tham gia hoàn toàn tự nguyện.

  • Mục đích, nội dung của giao dịch không trái đạo đức xã hội, không vi phạm điều cấm của luật.

  • Tuân thủ hình thức hợp đồng theo quy định của pháp luật.

Theo khoản 3 điều 167 luật Đất đai 2013, việc mua bán nhà đất cần phải được thực hiện bằng văn bản, có công chứng, chứng thực. Đồng thời, các bên cần tiến hành đăng ký biến động đất đai. Nếu không tuân thủ điều kiện, quy tắc trên đây, hợp đồng mua bán đất sẽ bị vô hiệu.

Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất hiểu đơn giản là hợp đồng mua bán bất động sản

Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất hiểu đơn giản là hợp đồng mua bán bất động sản

Hợp đồng chuyển nhượng đất thực hiện bằng miệng có hiệu lực không?

Như đã nói ở trên, hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất phải được thực hiện bằng văn bản, có công chứng, chứng thực. Trường hợp hợp đồng chuyển nhượng thực hiện bằng miệng thì được xem là vô hiệu do vi phạm điều kiện tại điều 129 Bộ luật dân sự 2015.

Nếu xác định hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất bị vô hiệu thì:

  • Mọi giao dịch không phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền và nghĩa vụ dân sự của các bên, kể từ thời điểm giao dịch được xác lập.

  • Các bên trả lại cho nhau tất cả những gì đã nhận.

  • Nếu không thể hoàn trả bằng hiện vật thì các bên phải quy đổi thành tiền mặt để hoàn trả. 

Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất bằng miệng vi phạm hình thức hợp đồng

Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất bằng miệng vi phạm hình thức hợp đồng

Giải quyết tranh chấp khi chuyển nhượng quyền sử dụng đất bằng miệng như thế nào?

Khi phát sinh tranh chấp liên quan đến hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất bằng miệng, nếu các bên hòa giải không thành thì sẽ khởi kiện trực tiếp đến Tòa án cấp huyện nơi có đất tranh chấp để được giải quyết.

Người khởi kiện cần chuẩn bị hồ sơ gồm các giấy tờ sau:

  • Đơn khởi kiện: mẫu đơn khởi kiện số 23-DS ban hành theo Nghị quyết 01/2017/NQ-HĐTP do Hội đồng Thẩm phán Tòa án Nhân dân tối cao ban hành ngày 13/01/2017.

  • Bản sao căn cước công dân người khởi kiện.

  • Các tài liệu, chứng từ liên quan đến sự việc.

Sau 3 ngày làm việc kể từ thời điểm nhận đơn khởi kiện, Chánh án Tòa án phân công Thẩm phán để xem xét đơn khởi kiện. Sau thời hạn 5 ngày làm việc, Thẩm phán phải xem xét và quyết định có thụ lý đơn khởi kiện hay không. Nếu xác nhận thụ lý vụ án, Tòa án sẽ gửi thông báo đến người khởi kiện để làm thủ tục nộp tiền tạm ứng án phí. Cuối cùng, Thẩm phán sẽ tiến hành tìm hiểu và giải quyết theo đúng trình tự pháp luật.

Trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp chuyển nhượng quyền sử dụng đất

Trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp chuyển nhượng quyền sử dụng đất

Trên đây là thông tin giải đáp quy trình giải quyết tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng đất thực hiện bằng miệngLuật An Nghiệp muốn chia sẻ với bạn đọc. Nếu khách hàng có các thắc mắc khác liên quan, vui lòng liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ.

LIÊN HỆ LUẬT SƯ ĐỒNG NAI - VPLS AN NGHIỆP

Điện Thoại: 079 44 77 555

Địa chỉ: 1680 - Nguyễn Ái Quốc, KP6, P. Trung Dũng, Biên Hòa - Đồng Nai

lsnguyenhieuhcm@gmail.com

Dịch vụ khác