Nhằm đảm bảo tính công bằng, đúng pháp luật trong xử lý các tranh chấp đất đai, nguyên tắc giải quyết tranh chấp đất đai đã được ra đời. Vậy những nguyên tắc đó là gì? Hãy cùng Luật An Nghiệp tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

1. Định nghĩa giải quyết tranh chấp đất đai tranh chấp đất đai

Trước khi tìm hiểu nguyên tắc giải quyết tranh chấp đất đai, bạn cần phải xác định đúng tranh chấp đất đai là gì.

1.1. Tranh chấp đất đai là gì?

Tại khoản 24 điều 3 Luật Đất đai 2013, tranh chấp đất đai được định nghĩa như sau: “Tranh chấp đất đai là tranh chấp về quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ đất đai”.

Tranh chấp đất đai là tranh chấp về quyền và nghĩa vụ của các bên liên quan

Tranh chấp đất đai là tranh chấp về quyền và nghĩa vụ của các bên liên quan

Tranh chấp đất đai là các tranh chấp liên quan đến quyền quản lý, quyền sử dụng và những lợi ích phát sinh từ đất đai. Chủ thể của tranh chấp chính là chủ thể quản lý, sử dụng đất, bao gồm tổ chức, cá nhân, hộ gia đình.

Tranh chấp đất đai là tranh chấp đặc biệt. Bởi lẽ, đất đai là thuộc sở hữu toàn dân, do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý. Nhà nước trao quyền sử dụng đất cho người sử dụng theo quy định của Luật này (Căn cứ điều 4 Luật đất đai 2013). Một khi tranh chấp xảy ra, nó không chỉ ảnh hưởng đến quá trình sử dụng đất của các chủ thể liên quan mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích của Nhà nước.

1.2. Giải quyết tranh chấp đất đai được hiểu như thế nào?

Chưa có quy định pháp luật liên quan nào định nghĩa chính xác khái niệm giải quyết tranh chấp đất đai. Tuy nhiên, xét về tính chất của tranh chấp đất đai, chúng ta có thể hiểu khái niệm này như sau:

Giải quyết tranh chấp đất đai là hoạt động được tiến hành bởi cơ quan Nhà nước có thẩm quyền nhằm giải quyết những bất đồng hay mâu thuẫn nảy sinh giữa các bên. Từ đó, tìm ra giải pháp để xác định quyền và nghĩa vụ của các chủ thể trong quan hệ đất đai dựa trên quy định của pháp luật hiện hành.

Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai được quy định rõ tại điều 203 Luật đất đai 2013 như sau:

“1. Tranh chấp đất đai mà đương sự có Giấy chứng nhận hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì do Tòa án nhân dân giải quyết;

2. Tranh chấp đất đai mà đương sự không có Giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này thì đương sự chỉ được lựa chọn một trong hai hình thức giải quyết tranh chấp đất đai theo quy định sau đây:

a) Nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền theo quy định tại khoản 3 Điều này;

b) Khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự;

3. Trường hợp đương sự lựa chọn giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền thì việc giải quyết tranh chấp đất đai được thực hiện như sau:

a) Trường hợp tranh chấp giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện giải quyết; nếu không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính;

b) Trường hợp tranh chấp mà một bên tranh chấp là tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giải quyết; nếu không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính;

4. Người có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai tại khoản 3 Điều này phải ra quyết định giải quyết tranh chấp. Quyết định giải quyết tranh chấp có hiệu lực thi hành phải được các bên tranh chấp nghiêm chỉnh chấp hành. Trường hợp các bên không chấp hành sẽ bị cưỡng chế thi hành.”

2. Khi giải quyết tranh chấp đất đai cần tuân thủ những nguyên tắc nào?

Các nguyên tắc giải quyết tranh chấp đất đai cần được tuân thủ tuyệt đối. Nhờ vậy mà các tranh chấp được giải quyết đúng theo pháp luật và đáp ứng những yêu cầu mà thực tế đặt ra.

Các nguyên tắc giải quyết tranh chấp đất đai cần tuân thủ

Các nguyên tắc giải quyết tranh chấp đất đai cần tuân thủ

2.1. Đất đai là tài sản thuộc sở hữu toàn dân và Nhà nước đại diện chủ sở hữu thống nhất quản lý

Đây là nguyên tắc tiên quyết mà bất kỳ tranh chấp đất đai nào cũng cần tuân thủ khi giải quyết.

Khoản 5 điều 26 Luật đất đai 2013 quy định: “Nhà nước không thừa nhận việc đòi lại đất đã được giao theo quy định của Nhà nước cho người khác sử dụng trong quá trình thực hiện chính sách đất đai của Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”

Đất đai trên toàn bộ lãnh thổ Việt Nam đều thuộc sở hữu của toàn dân, do Nhà nước thống nhất quản lý. Các chủ thể trong xã hội chỉ là có quyền sử dụng nhưng không có quyền sở hữu đất đai. Cho nên, khi tranh chấp xảy ra, chúng ta chỉnh đang tranh chấp về quyền quản lý và sử dụng đất đai. Cho nên, khi giải quyết bất kỳ tranh chấp đất đai nào, các bên liên quan cần phải tôn trọng và bảo vệ quyền sở hữu toàn dân đối với đất đai.

2.2. Tuyệt đối đảm bảo lợi ích của người sử dụng

Trong giải quyết tranh chấp đất đai, Nhà nước luôn khuyến khích các chủ thể liên quan tự thương lượng, tự hòa giải với nhau.

Theo quy định của Luật đất đai 2013, người sử dụng đất có 05 quyền, đó là quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, thừa kế, thế chấp. Nhà nước tôn trọng các quyền thiêng liêng đó và luôn tạo điều kiện để chủ thể thực hiện nghiêm túc, tối đa hóa lợi ích trong việc sử dụng đất đai.

Việc giải quyết tranh chấp đất đai càng đảm bảo lợi ích của người sử dụng thì càng phát huy giá trị của chúng, giúp tạo ra nhiều giá trị kinh tế cao hơn.

2.3. Luôn đề cao tính tự hòa giải của các bên

Luật Đất đai 2013 đã quy định rõ quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất được thực hiện. Do vậy, trong giải quyết tranh chấp đất đai, Nhà nước luôn tôn trọng quyền của người sử dụng đất và tạo điều kiện để người dân có thể thực hiện quyền đó tốt nhất.

Việc này thể hiện ở sự tôn trọng quyền định đoạt của các chủ thể tham gia vào các quan hệ đất đai. Đó là tự do thỏa thuận, thương lượng dựa trên quy định sẵn có của pháp luật. Do vậy, trong giải quyết tranh chấp đất đai, việc hòa giải thương lượng luôn được ưu tiên sử dụng. Đây cũng là một phần lý do mà đa phần các tranh chấp đất đai đều phải bắt buộc giải quyết theo con đường hòa giải trước tiên.

2.4. Giải quyết tranh chấp đất đai nhưng vẫn đảm bảo pháp quyền xã hội chủ nghĩa

Tất cả các tranh chấp đất đai đều được giải quyết công bằng, dân chủ nhưng vẫn đảm bảo nguyên tắc, trình tự, thủ tục theo quy định. Cơ quan các cấp có thẩm quyền phát hiện và giải quyết kịp thời các vi phạm về đất đai. Nhờ đó, đảm bảo tình hình trật tự an toàn xã hội, bảo vệ quyền và lợi ích của các bên có liên quan.

Giải quyết tranh chấp đất đai nhưng vẫn đảm bảo pháp quyền xã hội chủ nghĩa

Giải quyết tranh chấp đất đai nhưng vẫn đảm bảo pháp quyền xã hội chủ nghĩa

Với tôn chỉ đất đai thuộc sở hữu toàn dân nên khi giải quyết tranh chấp đất đai luôn phải lợi ích nhân dân lên đầu. Người thực thi pháp luật cần tôn trọng quyền của người sử dụng đất và tạo điều kiện tốt nhất để họ thực hiện quyền đó.

Trên đây là một vài thông tin hữu ích về nguyên tắc giải quyết tranh chấp đất đai mà Luật An Nghiệp muốn cung cấp đến bạn. Tranh chấp đất đai là một trong những tranh chấp khó giải quyết nhất hiện nay. Nếu bạn đang gặp vấn đề về tranh chấp đất đai tại Đồng Nai, hãy liên hệ trực tiếp với chúng tôi theo số điện thoại 0932.116.766 hoặc 0794.477.555 để được hỗ trợ.

LIÊN HỆ LUẬT SƯ ĐỒNG NAI - VPLS AN NGHIỆP

Điện Thoại: 079 44 77 555

Địa chỉ: 1680 - Nguyễn Ái Quốc, KP6, P. Trung Dũng, Biên Hòa - Đồng Nai

lsnguyenhieuhcm@gmail.com

Dịch vụ khác