LẬP VI BẰNG TẠI ĐỒNG NAI, CÁC TRƯỜNG HỢP NÊN LẬP VI BẰNG LÀM CHỨNG CỨ
LẬP VI BẰNG TẠI ĐỒNG NAI, CÁC TRƯỜNG HỢP NÊN LẬP VI BẰNG LÀM CHỨNG CỨ
I. Vi bằng là gì
Vi bằng là văn bản ghi nhận sự kiện, hành vi có thật do Thừa phát lại trực tiếp chứng kiến, lập theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức theo quy định của Nghị định này (quy định tại Khoản 3 Điều 2 Nghị định số 08/2020/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại).
Vi bằng do Văn phòng thừa phát lại lập ghi nhận các sự kiện, hành vi có thật theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phạm vi toàn quốc trừ một số trường hợp theo quy định của pháp luật.
Như vậy, Vi bằng là một tài liệu bằng văn bản có thể kèm theo các hình ảnh, âm thanh, video trong trường hợp xét thấy cần thiết. Trong văn bản đó, Thừa phát lại sẽ tiến hành mô tả, ghi nhận lại hành vi đã xảy ra trên thực tế, các sự kiện lập vi bằng mà chính Thừa phát lại chứng kiến một cách khách quan, trung thực. Tài liệu này sẽ có giá trị làm chứng cứ trước Tòa nếu các quan hệ có phát sinh bất cứ tranhh chấp nào liên quan đến sự kiện, hành vi đã được lập vi bằng đó.
Trong giao dịch liên quan đến nhà đất, các bên được Thừa phát lại lập vi bằng, nhưng vi bằng này chỉ ghi nhận việc giao nhận tiền, giao nhận giấy tờ chứ không chứng nhận việc mua bán nhà đất. Dùng vi bằng trong mua bán nhà đất là hình thức lách luật, không có giá trị pháp lý và giao dịch có thể bị tuyên bố vô hiệu khi xảy ra tranh chấp.
II. Thẩm quyền, phạm vi lập vi bằng, giá trị pháp lý của vi bằng
Thẩm quyền, phạm vi lập vi bằng, giá trị pháp lý của vi bằng được quy định chi tiết tại Điều 36 (lập vi bằng) Nghị định số 08/2020/NĐ-CP như sau:
- Thừa phát lại được lập vi bằng ghi nhận các sự kiện, hành vi có thật theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phạm vi toàn cầu, hành vi có thật theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phạm vi toàn quốc, trừ các trường hợp quy định tại Điều 37 của Nghị định 08/2020/NĐ-CP;
- Vi bằng không thay thế văn bản công chứng, văn bản chứng thực, văn bản hành chính khác;
- Vi bằng là nguồn chứng cứ để Tòa án xem xét khi giải quyết vụ việc dân sự và hành chính theo quy định của pháp luật, là căn cứ để thực hiện giao dịch giữa các cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật;
- Trong quá trình đánh giá, xem xét giá trị chứng cứ của vi bằng, nếu thấy cần thiết, Tòa án nhân dân, Việm kiểm sát nhân dân có thể triệu tập Thừa phát lại, cơ quan, tổ chức, cá nhân khác để làm rõ tính xác thực của vi bằng. Thừa phát lại, cơ quan, tổ chức, cá nhân khác phải có mặt khi được Tòa án, Viện kiểm sát nhân dân các cấp triệu tập.
III. Vi bằng có giá trị khi nào
Hiện nay, vi bằng được lập theo trình tự, thủ tục quy định tại Nghị định số 08/2020/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại ban hành ngày 08 tháng 01 năm 2020. Theo Nghị định này, vi bằng do Thừa phát lại lập được sử dụng là một nguồn chứng cứ để Tòa án xem xét, quyết định.
Vi bằng không được quy định cụ thể về thời hiệu tại Nghị định 08/2020/NĐ-CP và cả từ các văn bản khác trước đó. Vi bằng được lập và được đăng ký thì sẽ có giá trị chứng cứ tại thời điểm đăng ký và nó sẽ không bị mất giá trị nếu như không bị hủy bởi Tòa án.
Như vậy ta đã hiểu thế nào là lập vi bằng, giấ trị pháp lý của vi bằng. Trong các trường hợp nào thì chúng ta cần lập vi bằng để làm chứng cứ có lợi? Sau đây, Luật An Nghiệp xin đưa ra các trường hợp nên lập vi bằng làm chứng cứ khi cần như sau:
- Xác nhận tình trạng nhà khi mua nhà;
- Xác nhận tình trạng nhà trước khi cho thuê;
- Xác nhận tình trạng nhà, đất bị lấn chiếm;
- Xác nhận tình trạng nhà liền kề trước khi xây dựng công trình;
- Xác nhận việc chiếm giữ nhà, trụ sở khác trái pháp luật;
- Xác nhận tình trạng tài sản trước khi ly hôn, thừa kế;
- Xác nhận việc tổ chức cuộc họp của Đại hội đồng cổ đông;
- Xác nhận sự chậm trễ trong thi công công trình;
- Xác nhận tình trạng công trình khi nghiệm thu;
- Xác nhận các giao dịch mà theo quy định của pháp luật không thuộc thẩm quyền công chứng của tổ chức hành nghề công chứng, những việc không thuộc thẩm quyền chứng thực của Ủy ban nhân dân các cấp;
- Xác nhận tình trạng thiệt hại của cá nhân tổ chức do người khác gây ra;
- Xác nhận việc giao hàng kém chất lượng;
- Xác nhận hành vi cạnh tranh không lành mạnh;
- Xác nhận hàng giả bày bán tại cơ sở kinh doanh, trung tâm thương mại;
- Xác nhận mức độ ô nhiễm;
- Xác nhận việc từ chối thực hiện việc của cá nhân, tổ chức mà theo quy định của pháp luật cá nhân, tổ chức đó phải thực hiện;
- Xác nhận các hành vi trái pháp luật trong lĩnh vực tin học, báo chí, phát thanh, truyền hình như: đưa các thông tin không đúng sự thực, đưa thông tin khi chưa được phép của người có thẩm quyền, vu khống...
Vi bằng có giá trị chứng cứ để Tòa án xem xét khi giải quyết vụ án, là căn cứ để thực hiện các giao dịch hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.
Liên hệ luật sư tranh chấp đất đai
Hotline: 079 44 77 555; 0932 116 766
Email: lsnguyenhieuhcm@gmail.com
Website: luatsubienhoa.com.vn
Address: 1680 - Nguyễn Ái Quốc- KP6- Biên Hòa - Đồng Nai
LIÊN HỆ LUẬT SƯ ĐỒNG NAI - VPLS AN NGHIỆP
Điện Thoại: 079 44 77 555
Địa chỉ: 1680 - Nguyễn Ái Quốc, KP6, P. Trung Dũng, Biên Hòa - Đồng Nai
Dịch vụ khác
- ĐỊA CHỈ TÒA ÁN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ BIÊN HÒA 4925
- DỊCH VỤ LÀM GIẤY KHAI SINH CHO CON CÓ BỐ LÀ NGƯỜI NƯỚC NGOÀI 1564
- DANH SÁCH ĐỊA CHỈ, SỐ ĐIỆN THOẠI CÁC TÒA ÁN TẠI TỈNH ĐỒNG NAI 5211
- PHÂN BIỆT HỘ KINH DOANH VÀ DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN 1093
- PHÁP NHÂN LÀ GÌ? NHỮNG QUY ĐỊNH VỀ PHÁP NHÂN BẠN CẦN BIẾT 1157
- THỦ TỤC ĐĂNG KÝ KHAI SINH CHO CON 712
Hỗ trợ trực tuyến
-
Hotline
-
Luật sư