PHÂN BIỆT HỘ KINH DOANH VÀ DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN
Loại hình doanh nghiệp phổ biến nhất ở nước ta là hộ kinh doanh và doanh nghiệp tư nhân. Tuy nhiên, nhiều người vẫn chưa phân biệt được hai loại hình này và nên đăng ký theo loại hình nào khi đi vào kinh doanh. Sau đây Luật Nguyễn Hiếu sẽ giúp bạn đọc cũng như khách hàng làm rõ được sự khác nhau của hai loại hình này.
Khái niệm:
- Hộ kinh doanh do một cá nhân, công dân Việt Nam đứng ra đăng ký, hoặc đại diện một hộ gia đình kinh doanh làm chỉ, chỉ được đăng ký duy nhất một hộ trong nước, sử dụng không quá 10 lao động và phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh của hộ.
- Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp.
Chủ thể:
- Hộ kinh doanh: cá nhân, công dân Việt Nam, hộ gia đình, một nhóm người.
- Doanh nghiệp tư nhân: cá nhân, công dân Việt Nam hoặc người nước ngoài nhưng phải theo điều kiện thỏa mãn hành vi thương mại của pháp luật nước đó quy định.
Cơ quan đăng kí:
- Hộ kinh doanh: Phòng Kế hoạch và đầu tư cấp huyện
- Doanh nghiệp tư nhân: Sở Kế hoạch và đẩu tư
Quy mô:
- Hộ kinh doanh: Quy mô nhỏ lẻ, sử dụng nhân công không quá 10 người (Quy định tại Nghị định 78/2015/NĐ-CP)
- Doanh nghiệp tư nhân: Không giới hạn quy mô và số lượng nhân công
Ưu điểm:
- Hộ kinh doanh: Nhỏ gọn, việc đăng kí thành lập hộ kinh doanh nhanh chóng, chứng từ sổ sách kế toán đơn giản
- Doanh nghiệp tư nhân: Chỉ có một chủ sở hữu nên việc giải quyết các vấn đề liên quan đến hoạt động kinh doanh dễ dàng, thuận lợi. Trách nhiệm là vô hạn, không bị ràng buộc quá nhiều về các vấn đề pháp luật
Nhược điểm:
- Hộ kinh doanh: không có tư cách pháp nhân, phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của chủ hộ, chỉ được mở một hộ kinh doanh trên cùng một đất nước.
- Doanh nghiệp tư nhân: không có tư cách pháp nhân, chủ doanh nghiệp phải chịu bằng toàn bộ tài sản của mình trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp không chỉ trong phần vốn đã đăng kí mà phải chịu trách nhiệm tất cả trong phần vốn đăng kí không đủ.
Qua bài viết trên, bạn đọc có thể phần nào hiểu được sự khác nhau cơ bản giữa hai hình thức Hộ kinh doanh và Doanh nghiệp tư nhân để có thể lựa chọn hình thức đăng kí kinh doanh phù hợp. Nếu có thắc mắc gì liên quan hãy liên hệ tới đội ngũ Luật Nguyễn Hiếu để được giải đáp, cung cấp dịch vụ đăng kí kinh doanh nhanh nhất.
LIÊN HỆ VĂN PHÒNG LUẬT SƯ ĐỒNG NAI - LUẬT NGUYỄN HIẾU
Điện Thoại: 079 44 77 555
Địa chỉ: 96/47 Đồng Khởi- Tổ 8 - KP4- P. Tân Hiệp - Biên Hòa - Đồng Nai
Dịch vụ khác
- PHÁP NHÂN LÀ GÌ? NHỮNG QUY ĐỊNH VỀ PHÁP NHÂN BẠN CẦN BIẾT 367
- THỦ TỤC ĐĂNG KÝ KHAI SINH CHO CON 340
- DANH SACH ĐỊA CHỈ CÁC TÒA ÁN NHÂN DÂN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG NAI 1061
- LẬP VI BẰNG TẠI ĐỒNG NAI, CÁC TRƯỜNG HỢP NÊN LẬP VI BẰNG LÀM CHỨNG CỨ 634
- DI CHÚC CÓ HIỆU LỰC KHI NÀO VÀ CÓ HIỆU LỰC TRONG BAO LÂU? 548
- CÓ ĐƯỢC THAY ĐỔI HỌ CHO CON SAU KHI LY HÔN 498
- THỦ TỤC NHẬN NUÔI CON 522
Hỗ trợ trực tuyến
-
Hotline
-
Tư Vấn