Sổ hồng đồng sở hữu còn được gọi là sổ chung là giấy chứng nhận QSDĐ và nhà ở tài sản gắn liền với đất có từ hai người trở lên. Mỗi người đồng sở hữu sẽ được cấp một sổ trừ trường hợp yêu cầu trao cho người đại diện, trên sổ phải ghi đầy đủ thông tin của những người đồng sở hữu. Các quy định pháp luật về chuyển nhượng đất đồng sở hữu.... xem tại đây>> 

1. CẦN LƯU Ý NHỮNG GÌ KHI LÀM SỔ ĐỒNG SỞ HỮU.

Khi thực hiện thủ tục làm sổ đồng sở hữu cần lưu ý những điều sau:

- Khoản 2 Điều 64 Nghị định 43/2014/NĐ-CP quy định hợp đồng, văn bản giao dịch về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất như sau:

"Hợp đồng, văn bản giao dịch về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất của nhóm người sử dụng đất, nhóm chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất phải được tất cả các thành viên trong nhóm ký tên hoặc có văn bản ủy quyền theo quy định của pháp luật về dân sự, trừ trường hợp các chủ sở hữu căn hộ cùng sử dụng chung thửa đất trong nhà chung cư."

Theo đó người sử dụng đất có thể tách sổ hồng đồng sở hữu, tuy nhiên phải được sự đồng ý của các thành viên đồng sở hữu quyền sử dụng đất còn lại. Đồng thời, việc tách sổ phải được phải đáp ứng các quy định của pháp luật như: Điều kiện tách sổ, diện tích tối thiểu để tách sổ, nộp các loại lệ phí......

Tuy nhiên nhiều trường hợp xảy ra tình trạng chỉ một hoặc một số thành viên muốn chuyển nhượng, tặng cho. Dự liệu được điều này thì theo điểm b khoản 2 điều 167 Luật đất đai 2013 đã nêu rõ các phương án giải quyết.

Trường hợp quyền sử dụng đất của nhóm người sử dụng đất không phân chia được theo phần thì ủy quyền cho người đại diện để thực hiện quyền và nghĩa vụ của nhóm người sử dụng đất.

Như vậy khi các thành viên khác không đồng ý chuyển nhượng toàn bộ thửa đất thì người có nhu cầu chuyển nhượng phải đề nghị tách thửa (tách phần đất của mình tương ứng với phần quyền sử dụng đất của mình), sau đó chuyển nhượng riêng phần quyền sử dụng đất được tách với điều kiện thửa đất đủ điều kiện tách thửa theo quy định của UBND tỉnh/ thành phố trực thuộc trung ương.

Trên đây là một số lưu ý trong thủ tục làm sổ hồng đồng sở hữu. Nếu quý khách có bất cấp gì trong thủ tục làm sổ hồng đồng sở hữu thì hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được giúp đỡ.

Sổ hồn đồng sở hữu

Sổ hồng đồng sở hữu

2. SỔ HỒNG ĐỒNG SỞ HỮU CÓ VAY ĐƯỢC NGÂN HÀNG KHÔNG?

Như với sổ hồng riêng bạn có quyền quyết định toàn bộ việc (sổ hợp pháp đúng quy định mà bạn đứng tên) liên quan đến sổ như mang sổ đi vay ngân hàng. Nhưng với sổ hồng đồng sở hữu hiện nay thì có nhiều thắc mắc. Sổ hồng chung về mặt lý thuyết bạn vẫn có thể dùng để vay ngân hàng. Tuy nhiên trên thực tế điều này cũng khó xảy ra. Khi sử dụng sổ hồng để vay ngân hàng thì việc xác thực chữ ký là rất quan trọng, chữ ký phải là người có tên trong sổ hồng, giấy tờ thủ tục cần đầy đủ đứng tên người chủ sở hữu. Khi dùng sổ hồng chung có nhiều chủ sở hữu do đó muốn vay ngân hàng để hoàn thiện thủ tục hồ sơ cần phải có chữ kỳ động thuận của tất cả những chủ sở hữu có tên trong sổ hồng nếu chỉ thiếu một trong các chủ sở hữu thì việc vay ngân hàng sẽ không được diễn ra. Nếu các chủ sở hữu là các anh chị em trong nhà thì việc này có thể dễ dàng hơn và nếu các chủ sở hữu còn lại là những người xa lạ thì việc vay vốn ngân hàng khó có được sự chấp thuận. Do đó việc sử dụng sổ hồng chung vay ngân hàng khó có thể diễn ra nếu như không có sự đồng thuận giữa các chủ sở hữu.

Các thủ tục vay ngân hàng với sổ hồng đồng sở hữu

Các thủ tục vay ngân hàng bằng sổ hồng đồng sở hữu

Một số thủ tục trong việc sử dụng sổ hồng chung vay ngân hàng:

  • Sổ hồng hay Giấy chứng nhận quyền sử dụng nhà ở và quyền sử dụng đất ở.
  • Giấy tờ về bản thân như chứng minh nhân dân, sổ hộ khẩu để xác minh về người vay ngân hàng.
  • Giấy đăng ký kết hôn hoặc giấy xác nhận còn độc thân.
  • Mục đích sử dụng vốn vay từ ngân hàng (để làm trang trại, để buôn bán.....).
  • Chứng minh tài chính hiện tại, khả năng trả nợ nguồn thu nhập từ lương đi làm, đầu tư, kinh doanh.
  • Chữ ký của những người chủ sở hữu có trong sổ hồng. Trong quá trình hoàn thiện thủ tục buộc phải có những người đồng chủ sở hữu trong sổ hồng nếu không việc sử dụng sổ hồng chung vay ngân hàng không được hoàn tất.

Trên đây là một số thông tin về sổ hồng chung cũng như sổ hồng chung có vay được ngân hàng không. Vậy sổ hồng chung vẫn có thể sử dụng vay ngân hàng được nếu như có sự động thuận và chữ ký của các chủ cũng sở hữu chung.

LIÊN HỆ LUẬT SƯ ĐỒNG NAI - VPLS AN NGHIỆP

Điện Thoại: 079 44 77 555

Địa chỉ: 1680 - Nguyễn Ái Quốc- KP6- Biên Hòa - Đồng Nai

lsnguyenhieuhcm@gmail.com

Dịch vụ khác