Giải quyết tranh chấp đất đai tại Đồng Nai theo con đường hòa giải được tiến hành theo đúng quy trình quy định tại Luật Đất đai 2013 và các văn bản liên quan khác. Đây là một trong những tranh chấp phổ biến và có mức độ phức tạp cao. Do vậy, nó đòi hỏi những chủ thể liên quan cần có kiến thức chuyên môn vững. Hãy cùng Luật An Nghiệp tìm hiểu về vấn đề này trong bài viết dưới đây.

1. Tranh chấp đất đai và căn cứ giải quyết tranh chấp đất đai

Tranh chấp đất đai là khái niệm được đưa ra tại khoản 24 điều 3 Luật Đất đai 2013. Theo đó, tranh chấp đất đai là tranh chấp về quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ đất đai. 

giải quyết tranh chấp đất đai hòa giải

Tranh chấp đất đai là một trong những tranh chấp phức tạp hiện nay

Tranh chấp đất đai biểu hiện bởi tranh chấp về quyền sử dụng đất; quyền và nghĩa vụ phát sinh của các bên liên quan trong quá trình sử dụng đất; hoặc các tranh chấp khác liên quan đến tài sản là quyền sử dụng đất, ví dụ như tranh chấp và tài sản thừa kế là quyền sử dụng đất, trường hợp ly hôn có tài sản chung là quyền sử dụng đất…

Để giải quyết tranh chấp đất đai tại Đồng Nai một cách rõ ràng, hiệu quả, chúng ta cần căn cứ vào một số văn bản pháp luật như:

2. Hòa giải tranh chấp đất đai được tiến hành như thế nào?

Theo đó, hòa giải tranh chấp đất đai được quy định tại điều 202 Luật Đất đai 2013. Có hai hướng giải quyết được đưa ra. Đó là tự hòa giải hoặc hòa giải tại cơ sở. 

Trong trường hợp phải thực hiện hòa giải tại cơ sở, đơn vị trực tiếp tiến hành hòa giải là Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp. Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã là người tổ chức, phối hợp với các bên liên quan để tiến hành hòa giải.

Thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai tại Đồng Nai theo con đường hòa giải được quy định cụ thể tại điều 88 Nghị định 43/2014/ NĐ- CP.

Có hai phương thức hòa giải tranh chấp đất đai là tự hòa giải và hòa giải tại cơ sở

Có hai phương thức hòa giải tranh chấp đất đai là tự hòa giải và hòa giải tại cơ sở

Bước 1. Thẩm định và xác minh căn cứ phát sinh tranh chấp

Sau khi nhận được hồ sơ yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai do các chủ thể có liên quan gửi đến, Ủy ban nhân dân phải tiến hành đồng thời các hoạt động dưới đây.

UBND cử cán bộ chuyên trách xác minh, thẩm tra, tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến tranh chấp nói trên. Thu thập đầy đủ giấy tờ, chứng cứ do các bên cung cấp về nguồn gốc đất, giải trình về quá trình sử dụng đất cũng như hiện trạng sử dụng đất. 

Đây là công việc quan trọng, quyết định lớn đến kết quả của cuộc hòa giải. Thông thường, chủ tịch UBND sẽ ban hành quyết định thành lập Tổ xác minh có từ 3 đến 5 thành viên. Họ là công chức địa chính, tư pháp, công an, tổ trưởng/ xóm trưởng… Sau khi thẩm tra, xác minh, tổ xác minh có nhiệm vụ lập báo cáo về tranh chấp đất đai và gửi đến Chủ tịch UBND xã.

Bước 2. Thành lập Hội đồng hòa giải tranh chấp đất đai

Hội đồng này sẽ gồm các thành phần sau: Chủ tịch hoặc Phó chủ tịch UBND đồng thời là Chủ tịch Hội đồng hòa giải; đại diện Ủy ban Mặt trận Tổ quốc xã, phường, thị trấn; Tổ trưởng tổ dân phố hoặc trưởng xóm, trưởng thôn (tùy thuộc vào từng khu vực địa chính khác nhau); đại diện đến từ các hộ dân sống lâu năm tại xã, phường, thị trấn nơi có thửa đất đó; cán bộ địa chính, tư pháp cấp xã, phường, thị trấn. Ngoài ra, Hội đồng cũng có thể có sự tham gia của đại diện Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh, Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh.

Bước 3. Tổ chức cuộc họp có đầy đủ sự tham gia của các bên tranh chấp, Hội đồng hòa giải và những người có quyền, nghĩa vụ liên quan khác 

Việc này cần được thể hiện bằng thư mời, có ký tên đóng dấu của Chủ tịch Hội đồng giải quyết tranh chấp đất đai. Trong trường hợp một trong các bên tranh chấp vắng mặt thì cần phải hoãn cuộc họp hoặc tổ chức lại cuộc họp lần hai. Nếu như lần thứ hai tổ chức, các bên vẫn vắng mặt thì mặc định việc hòa giải không thành.

Cuộc họp hòa giải tranh chấp đất đai cần được lập thành văn bản với các nội dung sau:

  • Thời gian, địa điểm tiến hành buổi hòa giải tranh chấp đất đai;

  • Thông tin về các thành viên tham dự buổi hòa giải;

  • Tóm tắt nội dung, nguyên nhân tranh chấp, nguồn gốc, thời điểm sử dụng đất và hiện trạng đất tranh chấp;

  • Ý kiến của Hội đồng hòa giải và các nội dung được các bên liên quan thỏa thuận, đi đến đồng ý hoặc không đồng ý.

Trong biên bản hòa giải này phải có chữ ký của Chủ tịch Hội đồng, các bên tranh chấp có mặt và các thành viên khác có liên quan. Biên bản phải có đóng dấu của UBND cấp xã nơi có đất đang tranh chấp. Ngoài ra, bên tranh chấp giữ 01 bản, UBND xã lưu một bản. Nếu như biên bản đã được thông qua nhưng các bên tranh chấp lại không đồng ý với nội dung đã thỏa thuận và không ký tên, phải tiến hành lập biên bản để lưu hồ sơ giải quyết tranh chấp đất đai theo quy định.

Sau 10 ngày kể từ ngày lập biên bản hòa giải thành, các bên có ý kiến khác với nội dung biên bản thì phải trình bày ý kiến của mình lên Chủ tịch UBND cấp xã. Hội đồng hòa giải được thành lập để xem xét giải quyết những ý kiến, kiến nghị bổ sung và lập biên bản hòa giải thành hoặc không thành.

3. Giải quyết tranh chấp đất đai sau khi tiến hành hòa giải

Giải quyết tranh chấp đất đai sau khi tiến hành hòa giải

Trường hợp hòa giải thành

Sau khi tiến hành hòa giải thành, nếu có sự thay đổi về ranh giới sử dụng đất, UBND xã gửi biên bản hòa giải thành đến cơ quan có thẩm quyền theo đúng quy định của pháp luật.

Theo đó, nếu đất tranh chấp là của hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau thì biên bản hòa giải được gửi về Phòng Tài nguyên và Môi trường. Trong trường hợp khác, biên bản được gửi đến Sở Tài nguyên và Môi trường.

Sự thay đổi ranh giới thửa đất được Phòng Tài nguyên và Môi trường, Sở Tài nguyên và Môi trường trình UBND cùng cấp trình, xét duyệt và quyết định. Sau đó sẽ tiến hành cấp mới Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

Trường hợp hòa giải tranh chấp đất đai không thành

Nếu hòa giải không thành hoặc ít nhất là 01 trong các bên có ý kiến về kết quả hòa giải trước đó thì UBND cấp xã tiến hành lập biên bản hòa giải không thành. Sau đó, cán bộ chuyên trách có nhiệm vụ hướng dẫn các bên tranh chấp gửi đơn thư đến các cơ quan có thẩm quyền khác để tiến hành giải quyết tranh chấp theo quy định.

Trên đây là một vài thông tin liên quan đến giải quyết tranh chấp đất đai tại Đồng Nai theo con đường hòa giải. Nếu còn bất cứ điều gì thắc mắc, vui lòng liên hệ với Luật An Nghiệp để được hỗ trợ tư vấn tranh chấp đất đai. Với đội ngũ luật sư, chuyên viên giàu kinh nghiệm, chúng tôi luôn mong muốn bảo vệ quyền lợi, lợi ích hợp pháp của công dân.

Thông tin liên hệ Luật sư tư vấn đất đai tại Đồng Nai 

Hotline: 079 44 77 555; 0932 116 766

Email: lsnguyenhieuhcm@gmail.com

Website: luatsubienhoa.com.vn

Address: 96/47 Đồng Khởi- Tổ 8 - KP4- P. Tân Hiệp - Biên Hòa - Đồng Nai

LIÊN HỆ LUẬT SƯ ĐỒNG NAI - VPLS AN NGHIỆP

Điện Thoại: 079 44 77 555

Địa chỉ: 1680 - Nguyễn Ái Quốc- KP6- Biên Hòa - Đồng Nai

lsnguyenhieuhcm@gmail.com

Dịch vụ khác