Điều kiện cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở
Điều kiện cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở
Bên cạnh đất đai thì nhà ở cũng là một tài sản quan trọng và có giá trị lớn đối với người sử dụng đất trong quá trình sử dụng đất của bản thân và gia đình mình.
Luật An Nghiệp xin gửi đến qúy khách hàng về điều kiện cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở.
I. Căn cứ pháp lý
- Luật nhà ở 2014;
- Nghị định 99/2015/NĐ-CP;
- Nghị định 30/2019/NĐ-CP;
- Thông tư 19/2016/TT-BXD.
II. Thế nào là quyền sở hữu nhà ở? Chủ sở hữu nhà ở?
Theo khoản 1 và khoản 12 Điều 3 Luật nhà ở 2014 quy định:
- Nhà ở là công trình xây dựng với mục đích để ở và phục vụ các nhu cầu sinh hoạt của hộ gia đình, cá nhân.
- Chủ sở hữu nhà ở là tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có nhà ở hợp pháp thông qua các hình thức đầu tư xây dựng, mua, thuê mua, nhận tặng cho, nhận thừa kế, nhận góp vốn, nhận đổi nhà ở và các hình thức khác theo quy định của Luật này và pháp luật có liên quan.
Theo khoản 16 Điều 3 Luật đất đai 2013 quy định:
- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất hợp pháp của người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất.
- Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất là việc Nhà nước trao quyền sử dụng đất cho người đang sử dụng đất ổn định mà không có nguồn gốc được Nhà nước giao đất, cho thuê đất thông qua việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất lần đầu đối với thửa đất xác định.
III. Điều kiện để cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở
1. Đối tượng được sở hữu nhà ở tại Việt Nam
Theo Điều 7 Luật nhà ở 2014 quy định về đối tượng được sở hữu nhà ở tại Việt Nam:
- Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong nước;
- Người Việt Nam định cư ở nước ngoài;
- Tổ chức, cá nhân nước ngoài quy định tại khoản 1 Điều 159 của Luật này bao gồm:
+ Tổ chức, cá nhân nước ngoài đầu tư xây dựng nhà ở theo dự án tại Việt Nam theo quy định của Luật nhà ở và pháp luật có liên quan;
+ Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp nước ngoài, quỹ đầu tư nước ngoài và chi nhánh ngân hàng nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam (sau đây gọi chung là tổ chức nước ngoài);
+ Cá nhân nước ngoài được phép nhập cảnh vào Việt Nam.
2. Có nhà ở
Theo khoản 2 Điều 8 về điều kiện được công nhận quyền sở hữu nhà ở đó là có nhà và thông qua các hình thức sau đây:
a, Đối với tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong nước thì thông qua hình thức đầu tư xây dựng, mua, thuê mua, mua tặng cho, nhận thừa kế, nhận góp vốn, nhận đổi nhà ở và các hình thức khác theo quy định của pháp luật;
b, Đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài thì thông qua hình thức mua, thuê mua nhà ở thương mại của doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh bất động sản (sau đây gọi chung là doanh nghiệp kinh doanh bất động sản), mua, nhận tặng cho, nhận đổi, nhận thừa kế nhà ở của hộ gia đình, cá nhân, nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất ở trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại được phép bán nền để tự tổ chức xây dựng nhà ở theo quy định của pháp luật;
c, Đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài thì thông qua các hình thức quy định tại khoản 2 Điều 159 của Luật này.
3. Có giấy tờ chứng minh là đối tượng được sở hữu nhà ở
Các đối tượng được sở hữu nhà ở tại Việt Nam cần có giấy tờ chứng minh đối tượng như sau:
- Đối với tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong nước khi làm thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất thì phải có các giấy tờ xác định nhân thân đối tượng theo quy định về cấp Giấy chứng nhận của pháp luật đất đai.
- Đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài thì cần có các giấy tờ sau:
+ Trường hợp mang hộ chiếu Việt Nam thì phải còn giá trị và có đóng dấu kiểm chứng nhập cảnh của cơ quan quản lý xuất, nhập cảnh Việt Nam vào hộ chiếu.
+ Trường hợp mang hộ chiếu nước ngoài thì phải còn giá trị có đóng dấu kiểm chứng nhập cảnh của cơ quan quản lý xuất, nhập cảnh Việt Nam vào hộ chiếu và kèm theo giấy tờ chứng minh còn quốc tịch Việt Nam hoặc giấy tờ xác nhận là người gốc Việt Nam hoặc giấy tờ khác theo quy định của pháp luật Việt Nam.
- Đối với các tổ chức, cá nhân nước ngoài thì cần có các giấy tờ sau:
+ Là cá nhân nước ngoài thì phải có hộ chiếu còn giá trị có đóng dấu kiểm chứng nhập cảnh của cơ quan quản lý xuất, nhập cảnh Việt Nam và không thuộc diện được quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao theo quy định;
+ Là tổ chức nước ngoài thì phải có Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cho phép hoạt động tại Việt Nam còn hiệu lực tại thời điểm ký kết các giao dịch về nhà ở.
* Lưu ý: Trường hợp cá nhân nước ngoài có giấy tờ xác nhận là gốc Việt Nam thì chỉ được quyền lựa chọn một đối tượng áp dụng là người Việt Nam định cư ở nước ngoài hoặc cá nhân nước ngoài để xác định quyền sở hữu nhà ở tại Việt Nam.
(Theo Điều 160 Luật nhà ở 2014, Điều 5, Điều 74 Nghị định 99/2015/NĐ-CP)
IV. Công việc của chúng tôi
- Tư vấn các vấn đề pháp lý liên quan đến điều kiện để được công nhận quyền sở hữu nhà ở;
- Hỗ trợ quý khách hàng thực hiện các thủ tục pháp lý liên quan;
- Nhận tài liệu của quý khách;
- Soạn thảo hồ sơ hoàn chỉnh để xin cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở;
- Thay mặt quý khách hàng làm việc với cơ quan nhà nước;
- Nhận kết quả và bàn giao cho quý khách.
Hotline: 079 44 77 555; 0932 116 766
Email: lsnguyenhieuhcm@gmail.com
Website: luatsubienhoa.com.vn
Address: 1680 - Nguyễn Ái Quốc- KP6- Biên Hòa - Đồng Nai
LIÊN HỆ LUẬT SƯ ĐỒNG NAI - VPLS AN NGHIỆP
Điện Thoại: 079 44 77 555
Địa chỉ: 1680 - Nguyễn Ái Quốc, KP6, P. Trung Dũng, Biên Hòa - Đồng Nai
Dịch vụ khác
- ĐỊA CHỈ TÒA ÁN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ BIÊN HÒA 4847
- DỊCH VỤ LÀM GIẤY KHAI SINH CHO CON CÓ BỐ LÀ NGƯỜI NƯỚC NGOÀI 1556
- DANH SÁCH ĐỊA CHỈ, SỐ ĐIỆN THOẠI CÁC TÒA ÁN TẠI TỈNH ĐỒNG NAI 5154
- PHÂN BIỆT HỘ KINH DOANH VÀ DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN 1084
- PHÁP NHÂN LÀ GÌ? NHỮNG QUY ĐỊNH VỀ PHÁP NHÂN BẠN CẦN BIẾT 1153
- THỦ TỤC ĐĂNG KÝ KHAI SINH CHO CON 708
Hỗ trợ trực tuyến
-
Hotline
-
Luật sư