Thủ tục thu hồi đất từ người sử dụng là một trong những vấn đề phức tạp, thường gây tranh cãi, khiếu nại. Nếu các chủ thể không tự trang bị kiến thức về luật pháp cho mình thì quyền lợi của họ rất dễ bị xâm phạm. Để làm rõ thông tin tư vấn thu hồi đất, bạn hãy cùng Luật An Nghiệp đọc các thông tin dưới đây.

1. Các trường hợp bị thu hồi đất hiện nay 2022

Trong quá trình tư vấn thu hồi đất, Luật An Nghiệp nhận thấy rằng có nhiều khách hàng chưa rõ về các trường hợp bị thu hồi đất. Theo đó, căn cứ vào điều 3 Luật Đất đai 2013 quy định định nghĩa về việc thu hồi đất đai như sau: 

“Nhà nước thu hồi đất là việc Nhà nước quyết định thu lại quyền sử dụng đất của người được Nhà nước trao quyền sử dụng đất hoặc thu lại đất của người sử dụng đất vi phạm pháp luật về đất đai.”. 

Có những trường hợp bị thu hồi đất được quy định tại khoản 1 Điều 16 Luật đất đai 2013, cụ thể như sau:

  • Đất bị thu hồi vì mục tiêu quốc phòng, an ninh;

  • Đất thị thu hồi nhằm phát triển kinh tế – xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng;

  • Đất bị thu hồi do xảy ra những vi phạm pháp luật liên quan đến đất đai. Các hành vi vi phạm pháp luật đất đai được quy định tại Điều 64 Luật đất đai năm 2013, Điều 15, Điều 66, 100 Nghị định 43/2014/NĐ-CP;

  • Đất bị thu hồi do chấm dứt quyền sử dụng đất theo pháp luật. Đồng thời tự nguyện trả lại quyền sử dụng đất hay có nguy cơ đe dọa tính mạng con người.

Các trường hợp buộc phải thu hồi đất theo quy định của pháp luật

Các trường hợp buộc phải thu hồi đất theo quy định của pháp luật

Bồi thường được tiến hành bằng việc giao đất có cùng mục đích sử dụng với loại đất thu hồi. Nếu không có đất thì người sử dụng đất bị thu hồi sẽ được bồi thường bằng tiền theo giá đất đó. Và số tiền bồi thường này do UBND cấp tỉnh quyết định tại thời điểm ký quyết định thu hồi đất.

Sau khi thực hiện thu hồi đất, Nhà nước sẽ thực hiện bồi thường về đất, nhà ở hoặc chi phí đầu tư, các khoản hỗ trợ khác cho người sử dụng đất theo Luật đất đai 2013 quy định.

2. Trình tự thu hồi đất được tiến hành như thế nào?

Quá trình thu hồi đất được diễn ra theo quy trình như sau:

Bước 1: Thông báo thu hồi đất

Trước khi thu hồi đất, cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phải thông báo thu hồi đất cho người có đất bị thu hồi. Đó là những thông báo về kế hoạch thu hồi, điều tra, khảo sát, đo đạc, kiểm đếm đất đai. Thời gian có quyết định thu hồi đất chậm nhất là 90 ngày (với đất nông nghiệp) và 180 ngày (với đất phi nông nghiệp).

Thông báo thu hồi đất phải được gửi đến từng người có đất bị thu hồi và đưa tin trên các phương tiện đại chúng. Đồng thời niêm yết tại trụ sở UBND cấp xã và địa điểm sinh hoạt chung của khu dân cư nơi có đất thu hồi. Khi thông báo thu hồi theo đúng thủ tục mà người có đất bị thu hồi đồng ý thì UBND cấp sẽ thu hồi đất. Đồng thời sẽ tiến hành thực hiện các chính sách về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư.

Bước 2: Cơ quan có thẩm quyền ra quyết định thu hồi đất

Căn cứ điều 66 Luật Đất đai 2013, thẩm quyền ra quyết định thu hồi đất được quy định như sau:

  • UBND cấp tỉnh có quyền thu hồi đất nông nghiệp thuộc quỹ đất công ích của xã, phường, thị trấn đối với tổ chức; đất có yếu tố nước ngoài;

  • UBND cấp huyện có thẩm quyền thu hồi đất với đất của hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư. Hoặc đất ở của người Việt Nam định cư ở nước ngoài có nhà ở tại Việt Nam. 

  • Trường hợp đất bị thu hồi vừa thuộc thẩm quyền của UBND tỉnh, vừa thuộc thẩm quyền của UBND cấp huyện thì UBND cấp tỉnh quyết định xem xét thu hồi đất hoặc ủy quyền lại cho UBND cấp huyện ban hành quyết định thu hồi đất theo đúng quy định.

Bước 3: Kiểm kê, điều tra, đo đạc đất đai, tài sản có trên đất

UBND cấp xã kết hợp với Tổ chức tiến hành bồi thường, giải phóng mặt bằng. Người sử dụng đất có đất bị thu hồi sẽ thống kê nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất. Từ đó có thể lập ra được phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư. 

Cơ quan có thẩm quyền tiến hành vận động, thuyết phục để người sử dụng đất thực hiện việc thu hồi đất. Điều này được thực hiện bởi UBND cấp xã, Ủy ban MTTQVN cấp xã nơi có đất thu hồi và tổ chức làm nhiệm vụ.

Nếu trong 10 ngày tiến hành thuyết phục, người có đất thu hồi không chấp hành quyết định thu hồi đất thì Chủ tịch UBND cấp huyện ban hành quyết định cưỡng chế kiểm đếm. Đồng thời tiến hành tổ chức thực hiện cưỡng chế đúng theo trình tự; thủ tục do pháp luật quy định.

Quy trình, trình tự thu hồi đất gồm 7 bước cơ bản

Quy trình, trình tự thu hồi đất gồm 7 bước cơ bản

Bước 4: Các đơn vị có liên quan lên phương án bồi thường thiệt hại, hỗ trợ, tái định cư  

Tổ chức có trách nhiệm bồi thường, giải phóng mặt bằng và lập phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đối với từng tổ chức, cá nhân, hộ gia định bị thu hồi đất dựa trên việc tổng hợp số liệu kiểm kê. Tiến hành xử lý những thông tin liên quan của từng trường hợp, áp giá tính giá trị bồi thường về đất đai. Sau đó cơ quan chịu trách nhiệm bồi thường phải lấy ý kiến nhân dân và hoàn chỉnh đối với phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư. Cụ thể như sau:

  • Tổ chức bồi thường, giải phóng mặt bằng kết hợp với UBND cấp xã nơi có đất thu hồi tổ chức lấy ý kiến. Đồng thời tổ chức họp trực tiếp với người dân trong khu vực có đất thu hồi và công khai phương án bồi thường. Và tiến hành hỗ trợ, tái định cư tại trụ sở UBND cấp xã, địa điểm sinh hoạt chung nơi có đất thu hồi. 

  • Việc lấy ý kiến phải được lập dưới dạng biên bản được xác nhận bởi đại diện UBND hoặc Ủy ban MTTQVN cấp xã.

  • Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng tổng hợp ý kiến đóng góp dưới dạng văn bản. Đồng thời thể hiện rõ số lượng ý kiến đồng ý, không đồng ý hay ý kiến khác. Kết hợp với UBND cấp xã nơi có đất thu hồi tổ chức đối thoại nếu còn có ý kiến không đồng ý bồi thường.

Dựa trên những ý kiến đóng góp ấy, đại diện chính quyền, đoàn thể ở cơ sở, tổ chức bồi thường sẽ tiếp thu. Đồng thời thực hiện hoàn chỉnh phương án chi tiết bồi thường, hỗ trợ, tái định cư trình cơ quan chuyên môn thẩm định. Sau đó sẽ tiến hành trình cấp có thẩm quyền phê duyệt. 

Bước 5: Phê duyệt phương án chi tiết và tổ chức thực hiện

UBND cấp tỉnh hoặc cấp huyện quyết định phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư cùng ngày với thu hồi. Tổ chức có nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng có trách nhiệm: 

  • Kết hợp với UBND cấp xã phổ biến và công khai quyết định phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư. Địa điểm tại trụ sở UBND cấp xã và địa điểm sinh hoạt chung của khu dân cư nơi có đất thu hồi.  

  • Quyết định thu hồi đất được trực tiếp gửi đến những chủ thể có đất nằm trong diện thu hồi. Trong đó ghi rõ về mức bồi thường, thời gian, địa điểm chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ, bố trí, bàn giao đất.

Bước 6: Thực hiện chi trả bồi thường theo đúng quy định của nhà nước

Căn cứ điều 93 Luật đất đai 2013 quy định về việc tổ chức chi trả bồi thường:

“Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày quyết định thu hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền có hiệu lực thi hành, cơ quan, tổ chức có trách nhiệm bồi thường phải chi trả tiền bồi thường; hỗ trợ cho người có đất thu hồi”

  • Nếu bồi thường chậm chi trả thì khi thanh toán tiền hỗ trợ sẽ được thêm một khoản tiền bằng mức tiền chậm nộp. Số tiền này được tính dựa theo của Luật quản lý thuế theo số tiền chậm trả và thời gian chậm trả.      

  • Nếu không nhận tiền bồi thường, hỗ trợ thì số tiền này sẽ gửi vào tài khoản tạm giữ của Kho bạc của nhà nước. Người sử dụng đất được bồi thường mà chưa thực hiện nghĩa vụ tài chính về đất đai thì sẽ bị trừ tiền. Số tiền này sẽ được hoàn trả cho khoản tiền chưa thực hiện nghĩa vụ tài chính để cho vào ngân sách nhà nước.     

  • Nếu diện tích đất thu hồi đang xảy ra tranh chấp mà chưa giải quyết xong thì tiền sẽ được chuyển vào Kho bạc. Và chờ sau khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết xong thì trả cho người có quyền sử dụng đất. 

Bước 7: Tiến hành bàn giao mặt bằng, cưỡng chế thu hồi đất theo quy định

Sau khi nhận được tiền bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, người bị thu hồi đất phải bàn giao mặt bằng sạch cho chủ đầu tư. Nếu người có đất bị thu hồi không bàn giao mặt bằng thì bị cưỡng chế thu hồi đất theo đúng trình tự pháp luật. Thời hạn giải quyết trường hợp thu hồi đất:

  • Trong vòng 20 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ thu hồi đất hợp lệ. Không tính thời gian giải phóng mặt bằng và thời gian thực hiện nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất.

  • Trong vòng 30 ngày đối với các xã miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn.

3. Dịch vụ tư vấn thu hồi đất của Luật An Nghiệp

Sử dụng dịch vụ tư vấn thu hồi đất của Luật An Nghiệp sẽ giúp bạn có thể hiểu rõ hơn về quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Từ đó, biết cách xử lý đúng đắn trong những trường hợp liên quan đến đất đai, nhà ở.

Luật An Nghiệp- tư vấn thu hồi đất tận tâm, chất lượng

Luật An Nghiệp- tư vấn thu hồi đất tận tâm, chất lượng

Nếu bạn đang gặp khó khăn khi chưa hiểu rõ quy định cũng như trình tự, thủ tục thực hiện thu hồi đất, hãy liên hệ với Luật Nguyễn Hiếu.Công ty luật chúng tôi chuyên tư vấn, soạn thảo hợp đồng và tiến hành hỗ trợ các thủ tục liên quan đến thu hồi đất. Khi sử dụng Dịch vụ tư vấn trường hợp thu hồi đất của Luật An Nghiệp, các bạn sẽ được: 

  • Tư vấn các quy định pháp luật liên quan đến thủ tục thu hồi đất;

  • Rà soát, đại diện quyền lợi của khách hàng giải quyết tranh chấp về thu hồi đất;

  • Tư vấn điều kiện tham gia giải quyết tranh chấp phát sinh từ tranh chấp về thu hồi đất;

  • Tư vấn những quy định pháp luật chuyên ngành liên quan đến tranh chấp về thu hồi đất.

Trên đây là những tư vấn thu hồi đất của Luật An Nghiệp. Hy vọng những thông tin hữu ích trên đã giải đáp được những thắc mắc băn khoăn của các bạn. Nếu mọi người có nhu cầu cần được tư vấn, hãy liên hệ ngay với luật An Nghiệp để được hỗ trợ nhé!

LIÊN HỆ LUẬT SƯ ĐỒNG NAI - VPLS AN NGHIỆP

Điện Thoại: 079 44 77 555

Địa chỉ: 1680 - Nguyễn Ái Quốc- KP6- Biên Hòa - Đồng Nai

lsnguyenhieuhcm@gmail.com

Dịch vụ khác