Yêu cầu thay đổi quyền nuôi con sau ly hôn
Hỏi: Tôi và vợ cũ đã ly hôn được 3 năm, do lúc ly hôn thì con tôi được 2 tuổi nên vợ tôi được quyền nuôi dưỡng con chung. Tuy nhiên, đến hiện tại tôi nhận thấy vợ cũ của tôi liên tục ăn chơi, bỏ bể con nhỏ và đã có người mới. Tôi có thể yêu cầu Tòa án thay đổi quyền nuôi con để tôi là người trực tiếp nuôi dưỡng chăm sóc con tôi được không?
Yêu cầu thay đổi quyền nuôi con sau ly hôn (Ảnh minh họa)
1. Nghĩa vụ của cha, mẹ khi không trực tiếp chăm sóc con cái:
- Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.
- Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.
- Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.
Sau khi ly hôn, Tòa án sẽ giao quyền nuôi con cho một trong hai bên đáp ứng đầy đủ điều kiện chăm nuôi con. Tuy không trực tiếp nuôi dưỡng chăm sóc con cái nhưng cha, mẹ vẫn có nghĩa vụ trông nom, chăm sóc con cái. Nếu muốn thay đổi quyền nuôi con thì người yêu cầu sẽ là người không trực tiếp chăm sóc nuôi dưỡng con cái.
Căn cứ pháp lý: Điều 81 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014
2. Thay đổi quyền trực tiếp nuôi con
- Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con được giải quyết khi có một trong các căn cứ sau đây:
a) Cha, mẹ có thỏa thuận về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phù hợp với lợi ích của con;
b) Người trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.
- Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phải xem xét nguyện vọng của con từ đủ 07 tuổi trở lên.
- Trong trường hợp xét thấy cả cha và mẹ đều không đủ điều kiện trực tiếp nuôi con thì Tòa án quyết định giao con cho người giám hộ theo quy định của Bộ luật dân sự
- Trong trường hợp có căn cứ theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều này thì trên cơ sở lợi ích của con, cá nhân, cơ quan, tổ chức sau có quyền yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con:
a) Người thân thích;
b) Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình;
c) Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em;
d) Hội liên hiệp phụ nữ.
Căn cứ pháp lý: Điều 84 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014
Cha hoặc mẹ không trực tiếp nuôi dưỡng con cái mà thấy đối phương có những điều kiện không tốt, ảnh hưởng tới sự phát triển của con cái thì có thể yêu cầu Tòa án thay đổi quyền trực tiếp nuôi con. Nếu như thỏa thuận với nhau không được thì người yêu cầu có thể khởi kiện ra Tòa án có thẩm quyền để yêu cầu giải quyết thay đổi quyền nuôi con
Luật An Nghiệp - Luật sư Đồng Nai chuyên cung cấp các dịch vụ tư vấn, ly hôn nhanh tại Đồng Nai. Hãy liên hệ ngay tới chúng tôi để được tư vấn giải đáp các thắc mắc nhanh nhất.
Văn Phòng Luật Sư An nghiệp được đánh giá là một trong những công ty luật uy tín chuyên nghiệp hàng đầu tại Đồng Nai và các tỉnh lân cận. Với đội ngũ nhân viên luật sư chuyên nghiệp, am hiểu pháp luật, được đào tạo bài bản luatsubienhoa.com.vn đã và đang hỗ trợ, là lựa chọn hàng đầu cho nhiều cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức lớn nhỏ có nhu cầu về luật. Công ty có trụ sở chính tại Biên Hòa, Đồng Nai hỗ trợ các lĩnh vực chính:
LIÊN HỆ LUẬT SƯ ĐỒNG NAI - VPLS AN NGHIỆP
Điện Thoại: 079 44 77 555
Địa chỉ: 1680 - Nguyễn Ái Quốc- KP6- Biên Hòa - Đồng Nai
Hỏi đáp khác
- Video " quả báo làng Nủ Lào Cai" , sẽ bị xử lý như thế nào? 3
- Bình luận ẩn danh, có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự. 2
- Đánh bài ăn tiền với số tiền bao nhiêu thì sẽ bị phạt tù? 2
- Bão yagi có phải là sự kiện bất khả kháng không? 7
- Chê bai người khác có thể bị phạt tù? 24
- Đăng hình sai lệch về quyên góp, làm giả sao kê, có thể xử lý hình sự. 16
- Giúp đỡ người khác có phải là nghĩa vụ không? 13
Hỗ trợ trực tuyến
-
Hotline
-
Luật sư