Vợ hoặc chồng không cấp dưỡng sau ly hôn thì yêu cầu giải quyết như thế nào?
Hỏi: Tôi và chồng đã ly hôn, theo Bản án ly hôn thì có yêu cầu chồng tôi cấp dưỡng nuôi con là 10 triệu/1 tháng cho tới khi con chung đủ 18 tuổi. Nhưng sau khi ly hôn, chồng cũ của tôi chỉ cấp dưỡng nuôi con chung được 6 tháng, sau 6 tháng thì không chu cấp nữa. Tôi có liên hệ thì không nhận được câu trả lời. Vậy tôi nên giải quyết như thế nào để chồng cũ chu cấp nuôi con lại.
Theo quy định tại Điều 82 Luật Hôn nhân gia đình năm 2014 quy định:
Điều 82. Nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn
1. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ tôn trọng quyền của con được sống chung với người trực tiếp nuôi.
2. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.
3. Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở.
Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của người đó.
Theo quy định tại Điều 119, Luật Hôn nhân gia đình năm 2014 quy định người có quyền yêu cầu thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng:
1. Người được cấp dưỡng, cha, mẹ hoặc người giám hộ của người đó, theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự, có quyền yêu cầu Tòa án buộc người không tự nguyện thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng phải thực hiện nghĩa vụ đó.
2. Cá nhân, cơ quan, tổ chức sau đây, theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự, có quyền yêu cầu Tòa án buộc người không tự nguyện thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng phải thực hiện nghĩa vụ đó:
a) Người thân thích;
b) Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình;
c) Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em;
d) Hội liên hiệp phụ nữ.
3. Cá nhân, cơ quan, tổ chức khác khi phát hiện hành vi trốn tránh thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng có quyền đề nghị cơ quan, tổ chức quy định tại các điểm b, c và d khoản 2 Điều này yêu cầu Tòa án buộc người không tự nguyện thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng phải thực hiện nghĩa vụ đó.
Như vậy, nếu như chồng bạn vẫn tiếp tục trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng cho con thì bạn có quyền nộp đơn lên Tòa án và yêu cầu chồng bạn thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng cho con theo như Bản án đã quy định.
Văn Phòng Luật Sư An nghiệp được đánh giá là một trong những công ty luật uy tín chuyên nghiệp hàng đầu tại Đồng Nai và các tỉnh lân cận. Với đội ngũ nhân viên luật sư chuyên nghiệp, am hiểu pháp luật, được đào tạo bài bản luatsubienhoa.com.vn đã và đang hỗ trợ, là lựa chọn hàng đầu cho nhiều cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức lớn nhỏ có nhu cầu về luật. Công ty có trụ sở chính tại Biên Hòa, Đồng Nai
LIÊN HỆ LUẬT SƯ ĐỒNG NAI - VPLS AN NGHIỆP
Điện Thoại: 079 44 77 555
Địa chỉ: 1680 - Nguyễn Ái Quốc- KP6- Biên Hòa - Đồng Nai
Hỏi đáp khác
- Bất ngờ mở cửa xe, để cửa xe mở không đảm bảo an toàn bị phạt bao nhiêu tiền? 4
- Một số tác động tiêu cực của chiến tranh thương mại thế giới đem lại 6
- Cho mượn tiền để xuất khẩu lao động nhưng không trả, phải làm gì? 5
- Dừng xe trên đường cao tốc để ăn cơm bị phạt bao nhiêu tiền? 14
- Xe ô tô đi ngược chiều trên cao tốc có thể bị phạt tới 40 triệu đồng 10
- Tự ý nhổ bỏ cây hàng xóm có bị xử phạt không 4
- Người đi xe máy uống rượu bia có thể bị phạt tới 10 triệu đồng. 20
Hỗ trợ trực tuyến
-
Hotline
-
Luật sư