Hỏi: Thưa Luật sư, bố mẹ tôi mất có để lại tài sản là 2 Quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất nhưng không làm di chúc. Gia đình thì có tôi với một chị gái, tôi thì đã có nhà cửa ở chỗ khác nên tôi muốn để lại phần di sản đó cho chị gái tôi thì cần làm những gì? Mong Luật sư giải đáp thắc mắc - Anh H, Long Khánh, Đồng Nai

Luật sư An Nghiệp xin trả lời câu hỏi như sau: Việc bạn không muốn nhận di sản và muốn để cho chị gái quản lý thì bạn cần làm các thủ tục từ chối nhận di sản thừa kế như sau:

1. Điều kiện để từ chối nhận di sản thừa kế

Theo quy định tại Điều 620 Bộ Luật dân sự 2015(sửa đổi, bổ sung 2017) quy định thì

Từ chối nhận di sản

1. Người thừa kế có quyền từ chối nhận di sản, trừ trường hợp việc từ chối nhằm trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ tài sản của mình đối với người khác.

2. Việc từ chối nhận di sản phải được lập thành văn bản và gửi đến người quản lý di sản, những người thừa kế khác, người được giao nhiệm vụ phân chia di sản để biết.

3. Việc từ chối nhận di sản phải được thể hiện trước thời điểm phân chia di sản.

Như vậy, bạn có quyền từ chối nhận di sản tuy nhiên việc từ chối này không nhằm mục đích trốn tránh nghĩa vụ tài sản của mình đối với bố mẹ bạn. Đồng thời, việc từ chối di sản phải thành lập văn bản và gửi đển quản lý di sản, những người thừa kế khác (chị gái) và người được giao nhiêm vụ phân chia di sản. Bên cạnh đó, việc từ chối phải được thực hiện trước thời điềm phân chia di sản.

Thủ tục từ chối nhận di sản thừa kế

Thủ tục từ chối nhận di sản thừa kế (Ảnh minh họa)

2. Công chứng, chứng thực văn bản từ chối nhận di sản

Căn cứ Điều 59 Luật công chứng 2014 quy định công chứng văn bản từ chối nhận di sản:

Công chứng văn bản từ chối nhận di sản

Người thừa kế có thể yêu cầu công chứng văn bản từ chối nhận di sản. Khi yêu cầu công chứng văn bản từ chối nhận di sản, người yêu cầu công chứng phải xuất trình bản sao di chúc trong trường hợp thừa kế theo di chúc hoặc giấy tờ chứng minh quan hệ giữa người để lại di sản và người yêu cầu công chứng theo pháp luật về thừa kế; giấy chứng tử hoặc giấy tờ khác chứng minh người để lại di sản đã chết.

Người thừa kế từ chối nhận di sản phải lập thành văn bản và gửi đến người quản lý di sản, những người thừa kế khác, người được giao nhiệm vụ phân chia di sản để biết.

Căn cứ theo điểm g, khoản 2, Điều 5 Nghị định 23/2015/NĐ-CP thì Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn có thẩm quyền và trách nhiệm chứng thực văn bản từ chối nhận di sản.

3. Thủ tục từ chối nhận di sản

Bước 1: Nộp hồ sơ

Người thừa kế từ chối nhận di sản nộp hồ sơ tại văn phòng công chứng;

Hồ sơ bao gồm các giấy tờ sau:

- Văn bản từ chối nhận di sản thừa kế có cam kết việc từ chối nhận di sản thừa kế không nhằm trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ tài sản.

- Chứng minh nhân dân/ Căn cước công dân (bản sao có chứng thực).

- Sổ hộ khẩu (bản sao có chứng thực).

- Di chúc trong trường hợp thừa kế theo di chúc hoặc Giấy tờ chứng minh quan hệ giữa người để lại di sản và người yêu cầu công chứng theo pháp luật về thừa kế trong trường hợp thừa kế theo pháp luật.

- Giấy chứng tử của người để lại di sản (bản sao chứng thực).

- Giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng (bản sao có chứng thực) hoặc giấy tờ thay thế được pháp luật quy định đối với tài sản mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng trong trường hợp hợp đồng, giao dịch liên quan đến tài sản (bản sao có chứng thực).

Bước 2: Công chứng viên sẽ thẩm định hồ sơ.

Bước 3: Nhận văn bản công nhận từ chối nhận di sản thừa kế

Trên đây là bài viết tham khảo về thủ tục từ chối nhận di sản thừa kế. Nếu bạn đọc có những thắc mắc về pháp luật hãy liên hệ ngay Luật  An Nghiệp - Luật sư Đồng Nai để được tư vấn và hỗ trợ nhanh nhất.

Văn Phòng Luật Sư An nghiệp được đánh giá là một trong những công ty luật uy tín chuyên nghiệp hàng đầu tại Đồng Nai và các tỉnh lân cận. Với đội ngũ nhân viên luật sư chuyên nghiệp, am hiểu pháp luật, được đào tạo bài bản luatsubienhoa.com.vn đã và đang hỗ trợ, là lựa chọn hàng đầu cho nhiều cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức lớn nhỏ có nhu cầu về luật. Công ty có trụ sở chính tại Biên Hòa, Đồng Nai hỗ trợ các lĩnh vực chính:

LIÊN HỆ LUẬT SƯ ĐỒNG NAI - VPLS AN NGHIỆP

Điện Thoại: 079 44 77 555

Địa chỉ: 1680 - Nguyễn Ái Quốc- KP6- Biên Hòa - Đồng Nai

lsnguyenhieuhcm@gmail.com

Hỏi đáp khác