Hiện nay trong một số ngành nghề và lĩnh vực yêu cầu ứng viên phải có bằng tốt nghiệp, bằng đại học hoặc các chứng chỉ chuyên môn đáp ứng tiêu chí của nhà tuyển dụng. Thay vì nỗ lực học tập và đạt thành tích, một số cá nhân lại sẵn sàng chi một khoản tiền lớn để mua bằng cấp giả. Nhiều đối tượng đã sử dụng những tấm bằng giả này để hoàn thiện hồ sơ xin việc, chứng minh trình độ học vấn... và qua mặt các cơ quan, tổ chức, cũng như nhà tuyển dụng một cách trót lọt. Như vậy, sử dụng bằng giả sẽ bị xử phạt như thế nào?

1. Xử phạt hành chính

Theo khoản 3 Điều 21 Nghị định 04/2021/NĐ-CP về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vự giáo dục:

3.  Phạt tiền  từ  30.000.000 đồng  đến  40.000.000  đồng  đối  với  một  trong  các hành vi sau:

a) Cấp  văn  bằng,  chứng  chỉ  hoặc  bản  sao  văn  bằng,  chứng  chỉ  không  đúng quy định của pháp luật hiện hành, trừ hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 2 Điều này (Cấp văn bằng, chứng chỉ hoặc bản sao văn bằng, chứng chỉ không đúng thời hạn quy định của pháp luật hiện hành)

b) Gian lận để được cấp văn bằng, chứng chỉ hoặc bản sao văn bằng, chứng chỉ.

Như vậy, tùy theo hành vi cụ thể mà người sử dụng có thể bị xử phạt vi phạm về hành vi gian lận để được cấp văn bằng, chứng chỉ hoặc bản sao văn bằng, chứng chỉ với mức phạt từ 30 triệu đến 40 triệu đồng.

Hình ảnh mang tính chất minh hoạ 

2. Xử phạt hình sự

Căn cứ Điều 341 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) thì:

- Người nào sử dụng con dấu, tài liệu, giấy tờ giả thực hiện hành vi trái pháp luật, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

- Theo đó, phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm: Có tổ chức; Phạm tội 02 lần trở lên; Làm từ 02 đến 05 con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác; Sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác thực hiện tội phạm ít nghiêm trọng hoặc tội phạm nghiêm trọng; Thu lợi bất chính từ 10.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng; Tái phạm nguy hiểm.

- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm: Làm 06 con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác trở lên; Sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng; Thu lợi bất chính 50.000.000 đồng trở lên. 

- Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.

Như vậy, người nào làm giả con dấu, tài liệu cơ quan tổ chức có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự ở mức cao nhất là 07 năm tù, tuỳ theo tính chất và mức độ của hành vi phạm tội. Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền lên đế 50.000.000 đồng. 

Tổng kết, việc sử dụng bằng giả có thể bị xử lý với hình thức xử phạt hành chính, mức cao nhất là 40 triệu đồng, hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, với mức phạt cao nhất là 7 năm tù tùy thuộc vào tính chất và mức độ nghiêm trọng của hành vi.

Nếu còn thắc mắc quý khách vui lòng liên hệ ngay số Hottline bên dưới của Văn phòng Luật sư An Nghiệp và Cộng Sự để được đội ngũ Luật sư tư vấn trực tuyến 24/7

Văn Phòng Luật Sư An nghiệp được đánh giá là một trong những công ty luật uy tín chuyên nghiệp hàng đầu tại Đồng Nai và các tỉnh lân cận. Với đội ngũ nhân viên luật sư chuyên nghiệp, am hiểu pháp luật, được đào tạo bài bản luatsubienhoa.com.vn đã và đang hỗ trợ, là lựa chọn hàng đầu cho nhiều cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức lớn nhỏ có nhu cầu về luật. Công ty có trụ sở chính tại Biên Hòa, Đồng Nai hỗ trợ các lĩnh vực chính:

LIÊN HỆ LUẬT SƯ ĐỒNG NAI - VPLS AN NGHIỆP

Điện Thoại: 079 44 77 555

Địa chỉ: 1680 - Nguyễn Ái Quốc- KP6- Biên Hòa - Đồng Nai

lsnguyenhieuhcm@gmail.com

Hỏi đáp khác