1. Khái niệm:

1. Pháp nhân thương mại là pháp nhân có mục tiêu chính là tìm kiếm lợi nhuận và lợi nhuận được chia cho các thành viên.

2. Pháp nhân thương mại bao gồm doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế khác.

3. Việc thành lập, hoạt động và chấm dứt pháp nhân thương mại được thực hiện theo quy định của Bộ luật này, Luật doanh nghiệp và quy định khác của pháp luật có liên quan.

Như vậy pháp nhân thương mại có mục tiêu chính là tìm kiếm lợi nhuận và lợi nhuận được chia cho các thành viên. Cần lưu ý rằng, không phải mọi pháp nhân được thành lập đều là pháp nhân thương mại

2. Điều lệ của pháp nhân:

1. Pháp nhân phải có điều lệ trong trường hợp pháp luật có quy định.

2. Điều lệ của pháp nhân có những nội dung chủ yếu sau đây:

a) Tên gọi của pháp nhân;

b) Mục đích và phạm vi hoạt động của pháp nhân;

c) Trụ sở chính; chi nhánh, văn phòng đại diện, nếu có;

d) Vốn điều lệ, nếu có;

đ) Đại diện theo pháp luật của pháp nhân;

e) Cơ cấu tổ chức; thể thức cử, bầu, bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, nhiệm vụ và quyền hạn của các chức danh của cơ quan điều hành và các cơ quan khác;

g) Điều kiện trở thành thành viên hoặc không còn là thành viên của pháp nhân, nếu là pháp nhân có thành viên;

h) Quyền, nghĩa vụ của các thành viên, nếu là pháp nhân có thành viên;

i) Thể thức thông qua quyết định của pháp nhân; nguyên tắc giải quyết tranh chấp nội bộ;

k) Thể thức sửa đổi, bổ sung điều lệ;

l) Ðiều kiện hợp nhất, sáp nhập, chia, tách, chuyển đổi hình thức, giải thể pháp nhân.

3. Đặc điểm của pháp nhân thương mại

  • Tính độc lập về pháp lý: Pháp nhân thương mại có quyền và nghĩa vụ riêng biệt, tách biệt khỏi cá nhân sáng lập hay các thành viên trong tổ chức. Điều này có nghĩa là pháp nhân có thể ký hợp đồng, tham gia giao dịch, kiện tụng, và bị kiện như một chủ thể pháp lý độc lập.

  • Mục đích lợi nhuận: Pháp nhân thương mại hoạt động chủ yếu với mục đích tạo ra lợi nhuận. Các tổ chức này tham gia vào các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, hoặc bất kỳ lĩnh vực nào có thể mang lại lợi nhuận cho các cổ đông hoặc chủ sở hữu.

  • Chịu trách nhiệm pháp lý: Pháp nhân thương mại phải tuân thủ các quy định của pháp luật liên quan đến hoạt động kinh doanh, bao gồm thuế, bảo vệ người tiêu dùng, quyền sở hữu trí tuệ, hợp đồng và các nghĩa vụ khác.

  • Cơ cấu tổ chức: Pháp nhân thương mại có thể có nhiều hình thức tổ chức khác nhau như công ty cổ phần, công ty TNHH, công ty hợp danh, doanh nghiệp tư nhân, hợp tác xã… Mỗi loại hình có cơ cấu tổ chức và trách nhiệm pháp lý khác nhau, nhưng tất cả đều có tư cách pháp nhân trong các giao dịch thương mại.

Pháp nhân thương mại không tự đi tham gia giao dịch dân sự, đàm phán và ký hợp đồng kinh doanh, đàm phán và ký các dự án đầu tư mà thông qua người đại diện, nhưng pháp nhân thương mại vẫn là chủ thể - khiến có sự ngộ nhận trong nhiều trường hợp. Bởi vậy, BLDS, Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư đều có phần quy định về đại điện của pháp nhân thương mại. Chế định đại diện pháp nhân thương mại xác định hai loại: đại diện theo pháp luật và đại diện ủy quyền.

 

Văn Phòng Luật Sư An nghiệp được đánh giá là một trong những công ty luật uy tín chuyên nghiệp hàng đầu tại Đồng Nai và các tỉnh lân cận. Với đội ngũ nhân viên luật sư chuyên nghiệp, am hiểu pháp luật, được đào tạo bài bản luatsubienhoa.com.vn đã và đang hỗ trợ, là lựa chọn hàng đầu cho nhiều cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức lớn nhỏ có nhu cầu về luật. Công ty có trụ sở chính tại Biên Hòa, Đồng Nai hỗ trợ các lĩnh vực chính:

LIÊN HỆ LUẬT SƯ ĐỒNG NAI - VPLS AN NGHIỆP

Điện Thoại: 079 44 77 555

Địa chỉ: 1680 - Nguyễn Ái Quốc- KP6- Biên Hòa - Đồng Nai

lsnguyenhieuhcm@gmail.com

Hỏi đáp khác