Như thế nào là không đủ điều kiện trực tiếp chăm sóc, nuôi dưỡng con cái
Hỏi: Thưa Luật sư, tôi và vợ tôi đã ly hôn được 2 tháng, Tòa ra quyết định cho tôi nuôi con vì lí do vợ tôi không đủ điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng con cái. Vậy cho tôi hỏi việc không đủ điều kiện nuôi con ở đây là như thế nào ạ?
Cám ơn câu hỏi của bạn. Luật An Nghiệp - Luật sư Đồng Nai xin trả lời câu hỏi của bạn như sau:
Căn cứ theo Điều 81 Luật hôn nhân và gia đình quy định:
1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.
2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.
3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.
Con từ đủ 07 tuổi trở lên phải xem xét nguyện vọng của con. Con dưới 36 tháng tuổi sẽ được giao trực tiếp cho người mẹ nuôi, nếu người mẹ không đủ điều kiện chăm sóc, nuôi dương, giáo dục con cái thì sẽ chọn phương án phù hợp với lợi ích của con.
Theo quy định tại khoản 3 Điều 6, Nghị quyết 01/2024/NQ-HĐTP:
3. “Người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con” quy định tại khoản 3 Điều 81 của Luật hôn nhân và gia đình là trường hợp người mẹ thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Mắc bệnh hiểm nghèo hoặc bị bệnh nặng khác mà không thể tự chăm sóc bản thân hoặc không thể trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con;
Ví dụ: Trường hợp người mẹ bị đột quỵ và liệt nửa người, không còn khả năng đi lại thì Tòa án không giao con dưới 36 tháng tuổi cho người mẹ trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.
b) Có thu nhập mỗi tháng thấp hơn một nửa tháng lương tối thiểu vùng tại nơi người mẹ đang cư trú và không có tài sản nào khác để trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con;
c) Người mẹ không có điều kiện về thời gian tối thiểu để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.
Như vậy khi thấy người mẹ không đủ điều kiện chăm sóc con cái, Tòa án sẽ ra quyết định giao con cho người bố chăm sóc để đảm bảo được sự phát triển của trẻ. Ngoài ra không ai được cấm cản người không trực tiếp nuôi con thăm nom con.
Văn Phòng Luật Sư An nghiệp được đánh giá là một trong những công ty luật uy tín chuyên nghiệp hàng đầu tại Đồng Nai và các tỉnh lân cận. Với đội ngũ nhân viên luật sư chuyên nghiệp, am hiểu pháp luật, được đào tạo bài bản luatsubienhoa.com.vn đã và đang hỗ trợ, là lựa chọn hàng đầu cho nhiều cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức lớn nhỏ có nhu cầu về luật. Công ty có trụ sở chính tại Biên Hòa, Đồng Nai hỗ trợ các lĩnh vực chính:
LIÊN HỆ LUẬT SƯ ĐỒNG NAI - VPLS AN NGHIỆP
Điện Thoại: 079 44 77 555
Địa chỉ: 1680 - Nguyễn Ái Quốc- KP6- Biên Hòa - Đồng Nai
Hỏi đáp khác
- Bộ quy tắc 6 “không” bảo vệ bản thân trên không gian mạng 2
- Làm hoa bằng tiền thật có phạm pháp không? 15
- Luật đất đai mới nhất 2024: 07 trường hợp không được cấp sổ đỏ từ ngày 01/8/2024 25
- Thực hiện hành vi hiếp dâm, có đơn bãi nại của bị hại nhưng vẫn bị khởi tố? 17
- Pháp nhân thương mại là gì? 20
- Hộ kinh doanh là gì? Những điều cần biết về hộ kinh doanh 36
- Pháp nhân là gì? Các loại hình doanh nghiệp có tư cách pháp nhân 24
Hỗ trợ trực tuyến
-
Hotline
-
Luật sư