Nhận nuôi con nuôi có bị giới hạn số người được nhận nuôi hay không?
Hỏi: Vợ chồng tôi hiếm muộn nên muốn nhận nuôi con nuôi. Nhưng có bị giới hạn số người được nhận nuôi hay không? Xin Luật sư giải đáp thắc mắc của vợ chồng tôi - Anh T, huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai.
Nhận nuôi con nuôi có bị giới hạn số người được nhận nuôi hay không? (Ảnh minh họa)
Theo quy định tại Điều 13 Luật nuôi con nuôi năm 2010 quy định những hành vi bị cấm:
1. Lợi dụng việc nuôi con nuôi để trục lợi, bóc lột sức lao động, xâm hại tình dục; bắt cóc, mua bán trẻ em.
2. Giả mạo giấy tờ để giải quyết việc nuôi con nuôi.
3. Phân biệt đối xử giữa con đẻ và con nuôi.
4. Lợi dụng việc cho con nuôi để vi phạm pháp luật về dân số.
5. Lợi dụng việc làm con nuôi của thương binh, người có công với cách mạng, người thuộc dân tộc thiểu số để hưởng chế độ, chính sách ưu đãi của Nhà nước.
6. Ông, bà nhận cháu làm con nuôi hoặc anh, chị, em nhận nhau làm con nuôi.
7. Lợi dụng việc nuôi con nuôi để vi phạm pháp luật, phong tục tập quán, đạo đức, truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc.
Việc nhận nuôi con nuôi không phải để lợi dụng trẻ em làm những hành vi trái pháp luật. Ngoài ra còn phải đáp ứng được những điều kiện tại Điều 14 Luật nuôi con nuôi 2010 sau đây:
1. Người nhận con nuôi phải có đủ các điều kiện sau đây:
a) Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
b) Hơn con nuôi từ 20 tuổi trở lên;
c) Có điều kiện về sức khỏe, kinh tế, chỗ ở bảo đảm việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con nuôi;
d) Có tư cách đạo đức tốt.
2. Những người sau đây không được nhận con nuôi:
a) Đang bị hạn chế một số quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên;
b) Đang chấp hành quyết định xử lý hành chính tại cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh;
c) Đang chấp hành hình phạt tù;
d) Chưa được xóa án tích về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của người khác; ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình; dụ dỗ, ép buộc hoặc chứa chấp người chưa thành niên vi phạm pháp luật; mua bán, đánh tráo, chiếm đoạt trẻ em.
3. Trường hợp cha dượng nhận con riêng của vợ, mẹ kế nhận con riêng của chồng làm con nuôi hoặc cô, cậu, dì, chú, bác ruột nhận cháu làm con nuôi thì không áp dụng quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 điều này.
Như vậy, không có quy định nào về việc giới hạn số người được nhận nuôi. Tuy nhiên, khi nhận nuôi phải tuân theo pháp luật và các điều kiện được quy định.
Văn Phòng Luật Sư An nghiệp được đánh giá là một trong những công ty luật uy tín chuyên nghiệp hàng đầu tại Đồng Nai và các tỉnh lân cận. Với đội ngũ nhân viên luật sư chuyên nghiệp, am hiểu pháp luật, được đào tạo bài bản luatsubienhoa.com.vn đã và đang hỗ trợ, là lựa chọn hàng đầu cho nhiều cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức lớn nhỏ có nhu cầu về luật. Công ty có trụ sở chính tại Biên Hòa, Đồng Nai hỗ trợ các lĩnh vực chính:
LIÊN HỆ LUẬT SƯ ĐỒNG NAI - VPLS AN NGHIỆP
Điện Thoại: 079 44 77 555
Địa chỉ: 1680 - Nguyễn Ái Quốc- KP6- Biên Hòa - Đồng Nai
Hỏi đáp khác
- Làm hoa bằng tiền thật có phạm pháp không? 8
- Luật đất đai mới nhất 2024: 07 trường hợp không được cấp sổ đỏ từ ngày 01/8/2024 18
- Thực hiện hành vi hiếp dâm, có đơn bãi nại của bị hại nhưng vẫn bị khởi tố? 12
- Pháp nhân thương mại là gì? 17
- Hộ kinh doanh là gì? Những điều cần biết về hộ kinh doanh 34
- Pháp nhân là gì? Các loại hình doanh nghiệp có tư cách pháp nhân 17
- Sử dụng ma tuý sẽ chịu trách nhiệm hình sự như thế nào? 25
Hỗ trợ trực tuyến
-
Hotline
-
Luật sư