Nguyên tắc có đi có lại trong hợp tác quốc tế về phòng chống rửa tiền
Rửa tiền là hành vi của tổ chức, cá nhân nhằm hợp pháp hóa nguồn gốc của tài sản do phạm tội mà có. Rửa tiền có nhiều phương thức khác nhau nhưng phổ biển và mang tính chất quốc tế đó chính là việc thực hiện xuyên quốc gia bằng cách chuyển hàng chục triệu USD hoặc các đồng ngoại tệ khác qua biên giới nếu cá nhân, tổ chức phạm tội nhận thấy có lợi, khai thác sự khác biệt pháp luật bằng cách tội phạm lợi dụng sự thiếu thống nhất.
Để xử lý tội phạm rửa tiền xuyên quốc gia, các quốc gia cần các thông tin hành vi tội phạm ở phạm vi quốc tế và việc này được điều chỉnh thông qua các điều ước quốc tế, thoả thuận quốc tế, hiệp định đa phương, song phương các bên là thành viên. Nếu trong quá trình thực hiện trao đổi thông tin về hành vi rửa tiền, mà giữa quốc gia liên quan chưa có điều ước quốc tế, hiệp định thì sẽ áp dụng nguyên tắc có đi có lại.
Nguyên tắc có đi có lại là nguyên tắc trong quan hệ quốc tế, theo đó một quốc gia thực hiện các nghĩa vụ, quyền lợi hoặc ưu đãi với quốc gia khác dựa trên việc quốc gia kia cũng thực hiện tương tự đối với quốc gia mình. Nguyên tắc này đảm bảo sự công bằng và cân bằng trong các mối quan hệ hợp tác giữa các quốc gia
Để điều chỉnh vấn đề trên, Luật phòng chống rửa tiền 2022 đã bổ sung nguyên tắc có đi có lại khi Việt Nam và nước ngoài chưa có điều ước quốc tế, thoả thuận quốc tế hoặc các hiệp định song phương, đa phương, cụ thể như sau:
khoản 1 Điều 6 Luật Phòng, chống rửa tiền 2022như sau:
Tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, an ninh quốc gia, các bên cùng lợi, tuân thủ quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà nước Việt Nam là thành viên, thỏa thuận quốc tế giữa bên ký kết Việt Nam với bên ký kết nước ngoài.
Trường hợp giữa Việt Nam và nước ngoài chưa có điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế, việc trao đổi, cung cấp, chuyển giao thông tin trong hợp tác quốc tế về phòng, chống rửa tiền được thực hiện trên nguyên tắc có đi có lại nhưng không trái với pháp luật Việt Nam, phù hợp với pháp luật và tập quán quốc tế.
Như vậy, có thể nhận thấy rằng việc xử lý rửa tiền xuyên quốc gia đòi hỏi sự phối hợp đa phương, tăng cường tính minh bạch, và áp dụng công nghệ hiện đại để ngăn chặn hiệu quả hành vi này.
Văn Phòng Luật Sư An nghiệp được đánh giá là một trong những công ty luật uy tín chuyên nghiệp hàng đầu tại Đồng Nai và các tỉnh lân cận. Với đội ngũ nhân viên luật sư chuyên nghiệp, am hiểu pháp luật, được đào tạo bài bản luatsubienhoa.com.vn đã và đang hỗ trợ, là lựa chọn hàng đầu cho nhiều cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức lớn nhỏ có nhu cầu về luật. Công ty có trụ sở chính tại Biên Hòa, Đồng Nai
LIÊN HỆ LUẬT SƯ ĐỒNG NAI - VPLS AN NGHIỆP
Điện Thoại: 079 44 77 555
Địa chỉ: 1680 - Nguyễn Ái Quốc- KP6- Biên Hòa - Đồng Nai
Hỏi đáp khác
- Quy định nghỉ Tết Nguyên đán năm 2025 1
- Những trường hợp phải làm lại "sổ đỏ" từ ngày 01/01/2025 4
- Đánh ghen gây thương tích có bị truy tố hay không 47
- Ngày 01/01/2025, bắt buộc xác thực sinh trắc học cho tài khoản ngân hàng 64
- Từ ngày 01/01/2025, mức phạt lỗi vi phạm giao thông tăng mạnh 225
- Lá cờ "hoà bình" - Quốc kỳ Việt Nam 782
- 10 điểm mới của Luật Căn cước có hiệu lực từ ngày 01/07/2024 28
Hỗ trợ trực tuyến
-
Hotline
-
Luật sư