Mức cấp dưỡng nuôi con sau khi ly hôn là bao nhiêu?
Sau khi ly hôn, cha hoặc mẹ không trực tiếp nuôi dưỡng, chăm sóc con chung thì vẫn phải có nghĩa vụ chăm sóc con chung. Nếu người nuôi dưỡng trực tiếp con chung yêu cầu cấp dưỡng thì khoảng bao nhiêu một tháng là phù hợp, pháp luật có quy định về mức cấp dưỡng tối thiểu hay không? Cùng Luật An Nghiệp tìm hiểu dưới bài viết sau đây.
Mức cấp dưỡng nuôi con sau khi ly hôn là bao nhiêu? (Ảnh minh họa)
1. Quy định về mức cấp dưỡng
Căn cứ theo Điều 116, Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định:
1. Mức cấp dưỡng do người có nghĩa vụ cấp dưỡng và người được cấp dưỡng hoặc người giám hộ của người đó thỏa thuận căn cứ vào thu nhập, khả năng thực tế của người có nghĩa vụ cấp dưỡng và nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.
2. Khi có lý do chính đáng, mức cấp dưỡng có thể thay đổi. Việc thay đổi mức cấp dưỡng do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.
Mức cấp dưỡng còn phụ thuộc vào thu nhập và khả năng thực tế của người phải thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng. Ngoài ra, nếu xét thấy có lí do chính đáng thì một trong hai bên có quyền yêu cầu Tòa án thay đổi mức cấp dưỡng.
2. Đối tượng được cấp dưỡng.
Cha, mẹ có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con chưa thành niên, con đã thành niên không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình trong trường hợp không sống chung với con hoặc sống chung với con nhưng vi phạm nghĩa vụ nuôi dưỡng con.
3. Mức cấp dưỡng nuôi con sau ly hôn là bao nhiêu?
Hiện nay, không có quy định nào quy định về mức cấp dưỡng cụ thể để nuôi dưỡng con chung. Mức cấp dưỡng còn tuy thuộc vào nhu cầu, khả năng và điều kiện của người cấp dưỡng. Tuy nhiên, theo Điều 6 tại Dự thảo Nghị quyết hướng dẫn một số vấn đề về giải quyết tranh chấp hôn nhân và gia đình của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao quy định về mức cấp dưỡng:
Tiền cấp dưỡng nuôi con bao gồm những chi phí cho việc nuôi dưỡng và học hành của con và do các bên thoả thuận. Trong trường hợp các bên không thoả thuận được thì Tòa án quyết định mức cấp dưỡng ít nhất bằng 2/3 mức lương cơ sở và không được thấp hơn 30% mức thu nhập bình quân của người có nghĩa vụ cấp dưỡng trong 06 tháng liền kề.
Như vậy, không có quy định cụ thể về mức cấp dưỡng. Tòa án sẽ căn cứ vào nghề nghiệp, thu nhập hàng tháng và yêu cầu cấp dưỡng để ra mức cấp dưỡng phù hợp. Nếu người cấp dưỡng cảm thấy vượt quá khả năng của mình thì có thể yêu cầu Tòa án thay đổi mức cấp dưỡng để phù hợp với điều kiện của bản thân.
Trên đây là bài viết tham khảo về mức cấp dưỡng nuôi con sau khi ly hôn. Nếu bạn đọc có thắc mắc, hãy liên hệ ngay tới Luật An Nghiệp để được giải đáp nhanh nhất.
Văn Phòng Luật Sư An nghiệp được đánh giá là một trong những công ty luật uy tín chuyên nghiệp hàng đầu tại Đồng Nai và các tỉnh lân cận. Với đội ngũ nhân viên luật sư chuyên nghiệp, am hiểu pháp luật, được đào tạo bài bản luatsubienhoa.com.vn đã và đang hỗ trợ, là lựa chọn hàng đầu cho nhiều cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức lớn nhỏ có nhu cầu về luật. Công ty có trụ sở chính tại Biên Hòa, Đồng Nai hỗ trợ các lĩnh vực chính:
LIÊN HỆ LUẬT SƯ ĐỒNG NAI - VPLS AN NGHIỆP
Điện Thoại: 079 44 77 555
Địa chỉ: 1680 - Nguyễn Ái Quốc- KP6- Biên Hòa - Đồng Nai
Hỏi đáp khác
- Có thể thay đổi tên nếu tên mà bố mẹ đặt bị coi là quá xấu không? 3
- Chủ nợ có vi phạm pháp luật khi tự ý đăng hình ảnh của con nợ lên Facebook không? 3
- Nữ giáo viên có hành vi "không đúng chuẩn mực nhà giáo" với 1 nam học sinh, khía cạnh pháp luật 11
- Ly hôn chồng khi đang chấp hành hình phạt tù có được không? 2
- Công ty chậm trả lượng, nợ lương trong thời gian dài bị xử lý như thế nào? 12
- Doanh nghiệp yêu cầu giữ giấy tờ cá nhân của người lao động sẽ bị xử lý như thế nào? 8
- Giao dịch dân sự vô hiệu 15
Hỗ trợ trực tuyến
-
Hotline
-
Luật sư