Luật sư cho tôi hỏi lập di chúc chứng thực tại Đồng Nai tại đâu? thủ tục như nào, và cần những loại giấy tờ gì?

Di chúc lập bằng văn bản có công chứng, chứng thực.

Để lập di chúc có công chứng chứng thực bạn cần đến các tổ chức hành nghề công chứng, chứng thực (Văn phòng công chứng) hoặc Ủy ban nhân dân cấp Xã (phường).

Để công chứng, chứng thực di chúc, cần phải chuẩn bị các loại giấy tờ và thực hiện thủ tục theo các bước sau:

Bước 1: Chuẩn bị giấy tờ

- Phiếu yêu cầu công chứng tại trụ sở hoặc Phiếu yêu cầu công chứng ngoài trụ sở (nếu có) (theo mẫu);

- Dự thảo Di chúc;

- Giấy tờ tùy thân: Chứng minh nhân dân; Căn cước công dân; Hộ chiếu của người lập và người nhận; Sổ hộ khẩu; Xác nhận tình trạng hôn nhân; Đăng ký kết hôn; Giấy khai sinh; Giấy khám sức khỏe tâm thần; ....

- Giấy tờ về tài sản: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, nhà ở (Sổ đỏ, sổ hồng); Giấy đăng ký xe; Sổ tiết kiệm;...

Bước 2: Nộp hồ sơ.

- Cơ quan có thẩm quyền công chứng, chứng thực: Phòng công chứng hoặc Văn phòng công chứng; Ủy ban nhân dân Xã (phường).

Lưu ý: Theo quy định tại Điều 42 Luật Công chứng năm 2014, với các trường hợp công chứng di chúc có tài sản là bất động sản thì có thể thực hiện công chứng ở ngoài phạm vi tỉnh, thành phố nơi tổ chức công chứng đặt trụ sở.

Do đó, khi thực hiện công chứng di chúc liên quan đến bất động sản, người lập di chúc không phải đến tại Phòng/Văn phòng công chứng nơi có đất để thực hiện.

Bước 3: Thực hiện công chứng, chứng thực di chúc

Công chứng viên hoặc công chức tư pháp xã tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ của người lập di chúc và ghi chép lại nội dung di chúc theo nguyện vọng của người này.

Sau khi được giải thích quyền, nghĩa vụ, xác nhận bản di chúc đã được ghi chép đúng với ý chí của người để lại di chúc, người này sẽ được hướng dẫn ký hoặc điểm chỉ vào văn bản.

Đặc biệt, việc công chứng, chứng thực di chúc vẫn phải mời người làm chứng (người làm chứng không thuộc các hàng thừa kế theo quy định tại Điều 651 Bộ luật Dân sự 2015) nếu:

- Người lập di chúc không đọc hoặc không nghe được bản di chúc;

- Người lập di chúc không ký hoặc không điểm chỉ được vào bản di chúc.

Người làm chứng trong trường hợp này cũng phải ký xác nhận trước mặt Công chứng viên hoặc người có thẩm quyền chứng thực tại UBND cấp xã.

Sau đó, Công chứng viên hoặc người có thẩm quyền chứng thực của UBND cấp xã phải ký xác nhận làm chứng và trả lại bản gốc văn bản cho người lập di chúc.

Nếu người lập di chúc yêu cầu tổ chức hành nghề công chứng hoặc UBND cấp xã lưu giữ di chúc thì sau khi người lập di chúc chết, các đơn vị này sẽ giao lại di chúc cho người thừa kế hoặc người có thẩm quyền công bố di chúc.

Việc bàn giao di chúc phải được lập thành văn bản, có chữ ký của người giao, người nhận và trước sự có mặt của ít nhất 02 người làm chứng.

Bước 4: Nộp lệ phí, phí công chứng và thù lao công chứng.

Lệ phí chứng thực tại UBND cấp xã và phí công chứng di chúc tại tổ chức công chứng đều là 50.000 đồng/di chúc. Đồng thời mức thu phí nhận lưu giữ di chúc là 100.000 đồng/trường hợp.

Riêng thù lao công chứng di chúc sẽ do các tổ chức hành nghề công chứng và người yêu cầu công chứng tự thỏa thuận.

Trên đây là toàn bộ thủ tục và trình tự chuẩn bị hồ sơ để lập di chúc có công chứng, chứng thực do Luật An Nghiệp tổng hợp. 

Luật An Nghiệp cũng và đang cung cấp dịch vụ lập di chúc, nếu quý khách còn thắc mắc hãy gọi ngay cho Luật Sư của Luật An Nghiệp để được tư vấn miễn phí.

Văn Phòng Luật Sư An nghiệp được đánh giá là một trong những công ty luật uy tín chuyên nghiệp hàng đầu tại Đồng Nai và các tỉnh lân cận. Với đội ngũ nhân viên luật sư chuyên nghiệp, am hiểu pháp luật, được đào tạo bài bản luatsubienhoa.com.vn đã và đang hỗ trợ, là lựa chọn hàng đầu cho nhiều cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức lớn nhỏ có nhu cầu về luật. Công ty có trụ sở chính tại Biên Hòa, Đồng Nai hỗ trợ các lĩnh vực chính:

LIÊN HỆ LUẬT SƯ ĐỒNG NAI - VPLS AN NGHIỆP

Điện Thoại: 079 44 77 555

Địa chỉ: 1680 - Nguyễn Ái Quốc- KP6- Biên Hòa - Đồng Nai

lsnguyenhieuhcm@gmail.com

Hỏi đáp khác