Làm sao để khai sinh "con riêng" trong thời kỳ hôn nhân?
Câu hỏi: Vợ chồng tôi ly thân chờ ly hôn. Trong thời gian này, tôi chung sống với ông P, có thai và sinh con với ông P. Giờ vợ chồng tôi ly hôn, tôi muốn đăng ký khai sinh cho con lấy tên tôi và ông P không được, do đứa trẻ sinh ra trong thời kỳ hôn nhân nên bắt buộc phải lấy tên chồng cũ.
Tôi có gửi đơn đến tòa án xin xác nhận cha con giữa con tôi và ông P để làm khai sinh lần đầu cho bé nhưng tòa án bắt buộc phải có giấy khai sinh của con, mà giấy khai sinh của con phải có tên chồng cũ.
Nay tôi với ông P đã kết hôn. Tòa án có thể xác nhận cha con khi trẻ chưa có giấy khai sinh, để tôi có thể đăng ký khai sinh cho con lấy tên tôi và ông P được không?
Luật sư An Nghiệp: Cảm ơn câu hỏi của bạn. Sau đây Luật An Nghiệp - Luật sư Đồng Nai sẽ giải đáp câu hỏi qua bài viết dưới đây:
Theo quy định tại khoản 1 Điều 88 Luật Hôn nhân và gia đình 2014, con sinh ra trong thời kỳ hôn nhân hoặc do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân là con chung của vợ chồng.
Con riêng (Hình ảnh minh hoạ: internet)
Con được sinh ra trong thời hạn 300 ngày kể từ thời điểm chấm dứt hôn nhân được coi là con do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân.
Dù trên thực tế đứa trẻ là con riêng giữa bạn với ông P. nhưng đứa trẻ sinh ra trong thời kỳ hôn nhân của bạn nên vẫn tính là con chung bạn và người chồng trước.
Do vậy, thủ tục khai sinh cho con riêng trong thời kỳ hôn nhân không khác gì thủ tục khai sinh thông thường. Họ, chữ đệm, tên của người chồng sẽ được ghi vào giấy khai sinh ở mục họ, chữ đệm, tên người cha.
Tuy nhiên, vẫn sẽ có cách để bạn đăng ký khai sinh cho trẻ mà thể hiện được tên cha mẹ trong giấy khai sinh là tên bạn và ông P.
Theo khoản 1 Điều 89 Luật Hôn nhân và gia đình 2014, người không được nhận là cha, mẹ của một người có thể yêu cầu tòa án xác định người đó là con mình.
Do đó, sau khi hoàn tất việc khai sinh cho trẻ mang tên bạn và chồng cũ, ông P. có quyền nộp đơn yêu cầu tòa án (nơi ông P thường trú hoặc tạm trú) xác định đứa con sinh ra là con mình.
Quy định tại khoản b Điều 5 Nghị quyết 02/2000/NQ-HĐTP hướng dẫn về chứng cứ chứng minh cha con như sau: Khi có người yêu cầu tòa án xác định một người nào đó là con của họ hay không phải là con của họ thì phải có chứng cứ. Do đó, về nguyên tắc người có yêu cầu phải cung cấp chứng cứ. Trong trường hợp cần thiết thì phải giám định gene.
Sau khi có quyết định về việc yêu cầu công nhận cha cho con của tòa án, bạn và ông P. tiến hành yêu cầu thay đổi hộ tịch tại UBND cấp xã nơi đã đăng ký hộ tịch trước đây theo quy định tại Điều 27 Luật Hộ tịch 2014.
Trên đây là biết viết mang tính tham khảo của Luật An Nghiệp & Cộng Sự, nếu quý khách đang và có xảy ra các vụ việc thì hãy liên hệ ngay hotline bên dưới để được đội ngũ Luật sư của Luật An Nghiệp hỗ trợ, tư vấn nhanh nhất.
Văn Phòng Luật Sư An nghiệp được đánh giá là một trong những công ty luật uy tín chuyên nghiệp hàng đầu tại Đồng Nai và các tỉnh lân cận. Với đội ngũ nhân viên luật sư chuyên nghiệp, am hiểu pháp luật, được đào tạo bài bản luatsubienhoa.com.vn đã và đang hỗ trợ, là lựa chọn hàng đầu cho nhiều cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức lớn nhỏ có nhu cầu về luật. Công ty có trụ sở chính tại Biên Hòa, Đồng Nai
LIÊN HỆ LUẬT SƯ ĐỒNG NAI - VPLS AN NGHIỆP
Điện Thoại: 079 44 77 555
Địa chỉ: 1680 - Nguyễn Ái Quốc- KP6- Biên Hòa - Đồng Nai
Hỏi đáp khác
- Ngày 01/01/2025, bắt buộc xác thực sinh trắc học cho tài khoản ngân hàng 34
- Từ ngày 01/01/2025, mức phạt lỗi vi phạm giao thông tăng mạnh 117
- Lá cờ "hoà bình" - Quốc kỳ Việt Nam 89
- 10 điểm mới của Luật Căn cước có hiệu lực từ ngày 01/07/2024 13
- Lý do chưa xác thực mạng xã hội sau ngày 25/12/2024 nhưng vẫn được đăng bài, bình luận? 3
- Các nguyên tắc cơ bản trong giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại quốc tế 4
- Công Ước Hà Nội, đánh dấu sự phát triển của Việt Nam trên trường quốc tế 13
Hỗ trợ trực tuyến
-
Hotline
-
Luật sư