Hợp đồng giả cách là gì?
Sau đây Luật An Nghiệp - Luật sư Đồng Nai sẽ giải đáp câu hỏi và đưa ra dẫn chứng quy định pháp luật qua bài viết dưới đây:
1. Hợp đồng giả cách là gì?
Hiện nay pháp luật Việt Nam chưa có quy định cụ thể cho hợp đồng giả cách. Tuy nhiên có thể căn cứ vào khái niệm giao dịch dân sự vô hiệu do giả tạo theo Điều 124 Bộ luật Dân sự 2015 là khi các bên xác lập giao dịch dân sự một cách giả tạo nhằm che giấu một giao dịch dân sự khác thì giao dịch dân sự đó vô hiệu do giả tạo. Các hợp đồng này thường được gọi là hợp đồng giả cách.
Như vậy, căn cứ theo quy định trên và từ thực tế thì hợp đồng giả cách được hiểu là một loại hợp đồng dân sự được xác lập một cách giả tạo nhằm che giấu một giao dịch dân sự khác. Hợp đồng giả cách không có giá trị pháp lý, không phát sinh quyền và nghĩa vụ cho các bên.
Tuy nhiên, tùy vào từng vụ việc cụ thể, nếu bên cho vay có yếu tố gian dối để chiếm đoạt tài sản ngay từ đầu hoặc sau khi ký hợp đồng giả cách, bên cho vay đã làm giả một số giấy tờ để chiếm đoạt tài sản này thì trường hợp này có thể cấu thành các tội như lừa đảo chiếm đoạt tài sản, lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản...
2. Hình thức, mục đích của hợp đồng giả cách
Nhiều giao dịch vay tiền núp bóng mua bán nhà liên quan hợp đồng giả cách
Việc các bên giao kết hợp đồng giả cách thường nhằm mục đích trục lợi. Có trường hợp, các bên tham gia hợp đồng đều đồng ý về việc ký kết hợp đồng giả cách. Nhưng cũng không ít trường hợp, một bên vì muốn thu lợi cá nhân nên đã lừa bên còn lại ký hợp đồng giả cách như trường hợp bên cho vay yêu cầu bên vay ký hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất với mục đích đảm bảo cho khoản vay nhưng thực tế lại tự ý chuyển nhượng tài sản đảm bảo.
Ví dụ, bên B cần tiền nhưng không có tiền nên đã vay nóng bên A, bên A cho bên B vay tiền nhưng khi tiến hành giao dịch bên A buộc bên B phải ký hợp đồng mua bán nhà hoặc hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Thực sự các bên muốn tiến đến đó là giao dịch vay tiền, chứ không phải giao dịch mua bán nhà, chuyển quyền sử dụng đất. Trong trường hợp này, nếu có tranh chấp và một trong các bên khởi kiện ra tòa án và có bằng chứng chứng minh giao dịch vay mượn thì tòa sẽ công nhận giao dịch vay tiền và tuyên vô hiệu giao dịch mua bán nhà đất.
3. Dấu hiệu nhận biết hợp đồng giả cách
Người vay tiền phải ký hợp đồng mua bán tài sản
Hình thức cho vay tiền này rất tinh vi, các chủ cho vay lợi dụng sự thiếu hiểu biết của người dân để đưa ra các thông tin, giải thích hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, mua bán nhà chỉ là hình thức để đảm bảo khoản vay chứ không phải mua bán. Thế nhưng, “bút sa gà chết”, nguy cơ mất nhà mất đất mới hiện hữu. Không ít những vụ việc người đi vay rơi vào cảnh mất trắng tài sản dù đã có nhiều cảnh báo về nguy cơ, tác hại của việc vay nặng lãi.
Giá trị của tài sản ghi trong hợp đồng thấp hơn so với thực tế
Rất nhiều trường hợp sau đó, bên cho vay đã sang tên, chuyển nhượng tài sản của bên vay để thu hồi vốn. Thậm chí, ngay cả khi vẫn còn trong thời hạn vay, nhiều đối tượng đã nhanh chóng bán luôn nhà đất của họ, rồi phủi phui mọi trách nhiệm. Đến khi bên thứ ba đến đòi nhà đất thì người đi vay mới vỡ lẽ. Căn nhà trị giá hàng tỷ đồng, nhưng tiền vay lại nhỏ hơn rất nhiều, dẫn đến hậu quả người đi vay mất trắng tài sản trong khi vẫn phải thanh toán khoản nợ lớn.
Hợp đồng không ghi lãi suất cụ thể
Theo quy định tại Điều 468 Bộ luật Dân sự 2015, lãi suất vay do các bên thỏa thuận. Tuy nhiên, có nhiều trường hợp người vay tiền của các tổ chức, cá nhân không ghi rõ ràng về lãi suất dẫn đến nhiều hiểu lầm, thậm chí tính sai, tính lãi suất quá cao…
Trong trường hợp đó, thì việc chứng minh có tồn tại giao dịch vay tài sản mà việc ký hợp đồng chuyển nhượng thực chất chỉ là để bảo đảm cho giao dịch vay trên là rất cần thiết. Tuy nhiên, nếu không có chứng cứ chứng minh giao dịch chỉ là vay tài sản, thì với hợp đồng ủy quyền hoặc chuyển nhượng hợp pháp, nguy cơ mất tài sản là có thật. Đồng thời, việc điều tra xác minh sẽ vô cùng khó khăn.
4. Khi bị lừa ký hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất để đảm bảo khoản vay thì người đi vay cần phải làm gì?
Thứ nhất, cần thu thập các tài liệu chứng cứ chứng minh hợp chồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất là để che giấu hợp đồng vay tài sản. Cụ thể các bằng chứng có thể được xem xét chứng minh về việc vay tài sản tồn tại như là hợp đồng vay tài sản có lãi suất, các giao dịch chuyển tiền lãi hằng tháng, hay các cuộc hội thoại ghi âm, đoạn tin nhắn thừa nhận việc thanh toán lãi hàng tháng, hay việc chuyển quyền sử dụng đất là để đảm bảo khoản vay,…
Thứ hai, sau khi chuẩn bị các tài liệu, chứng cứ, bên vay khi bị lừa ký hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất để đảm bảo khoản vay cần tiến hành khởi kiện yêu cầu Tòa án có thẩm quyền tuyên giao dịch dân sự vô hiệu do giả tạo và giải quyết hậu quả của việc tuyên giao dịch dân sự vô hiệu. Khi đó, bên vay có thể lấy lại được quyền sử dụng đất của mình.
Thứ ba, trong trường hợp, nếu cho rằng có yếu tố tội phạm trong vụ này, thì bên vay có thể làm đơn tố giác tội phạm về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản và gửi đến cơ quan chức năng để giải quyết. Cụ thể, theo quy định tại Điều 174 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017, thì nếu bên cho vay dùng thủ đoạn gian dối (lừa người đi vay ký hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất thay vì ký hợp đồng bảo đảm, sau đó làm thủ tục sang tên, chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho người khác hay mang đi thế chấp tại ngân hàng… ), chiếm đoạt tài sản trị giá từ 2.000.000 đồng trở lên thì bên cho vay có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản
5. Hậu quả pháp lý khi ký kết hợp đồng giả cách
Theo Điều 131 BLDS 2015 quy định
Hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu là các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, trả lại cho nhau những gì đã nhận, trường hợp không thể hoàn trả được bằng hiện vật thì trị giá thành tiền để hoàn trả; Bên ngay tình trong việc thu hoa lợi, lợi tức không phải hoàn trả lại hoa lợi, lợi tức đó; Bên có lỗi gây thiệt hại thì phải bồi thường.
Như vậy, khi Hợp đồng giả cách bị tuyên vô hiệu, Hợp đồng bị che giấu vẫn còn hiệu lực, các bên trao trả lại cho nhau những gì đã nhận.
Trên đây là biết viết mang tính tham khảo của Luật An Nghiệp & Cộng Sự, nếu quý khách đang và có xảy ra các vụ việc thì hãy liên hệ ngay hotline bên dưới để được đội ngũ Luật sư của Luật An Nghiệp hỗ trợ, tư vấn nhanh nhất.
Văn Phòng Luật Sư An nghiệp được đánh giá là một trong những công ty luật uy tín chuyên nghiệp hàng đầu tại Đồng Nai và các tỉnh lân cận. Với đội ngũ nhân viên luật sư chuyên nghiệp, am hiểu pháp luật, được đào tạo bài bản luatsubienhoa.com.vn đã và đang hỗ trợ, là lựa chọn hàng đầu cho nhiều cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức lớn nhỏ có nhu cầu về luật. Công ty có trụ sở chính tại Biên Hòa, Đồng Nai hỗ trợ các lĩnh vực chính:
LIÊN HỆ LUẬT SƯ ĐỒNG NAI - VPLS AN NGHIỆP
Điện Thoại: 079 44 77 555
Địa chỉ: 1680 - Nguyễn Ái Quốc- KP6- Biên Hòa - Đồng Nai
Hỏi đáp khác
- Luật đất đai mới nhất 2024: 07 trường hợp không được cấp sổ đỏ từ ngày 01/8/2024 4
- Thực hiện hành vi hiếp dâm, có đơn bãi nại của bị hại nhưng vẫn bị khởi tố? 2
- Pháp nhân thương mại là gì? 6
- Hộ kinh doanh là gì? Những điều cần biết về hộ kinh doanh 24
- Sử dụng ma tuý sẽ chịu trách nhiệm hình sự như thế nào? 11
- Chọn loại hình doanh nghiệp phù hợp để đăng ký kinh doanh 6
- Quy định mới về tách thửa đất ở tại tỉnh Đồng Nai 2
Hỗ trợ trực tuyến
-
Hotline
-
Luật sư