Hộ kinh doanh là gì? Những điều cần biết về hộ kinh doanh
1. Hộ kinh doanh là gì? Chủ hộ kinh doanh có phải là chủ hộ gia đình không?
Hộ kinh doanh là gì? - Ảnh internet
Trong các mô hình kinh doanh ở Việt Nam hiện nay, hộ kinh doanh là một loại hình khá phổ biến. Hộ kinh doanh không là doanh nghiệp và người làm chủ hộ kinh doanh không được đồng thời là chủ doanh nghiệp (khoản 3 Điều 80 Nghị định 01/2021/NĐ-CP)
Căn cứ theo khoản 1 Điều 79 Nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định về Hộ kinh doanh như sau:
1. Hộ kinh doanh do một cá nhân hoặc các thành viên hộ gia đình đăng ký thành lập và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh của hộ. Trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh thì ủy quyền cho một thành viên làm đại diện hộ kinh doanh. Cá nhân đăng ký hộ kinh doanh, người được các thành viên hộ gia đình ủy quyền làm đại diện hộ kinh doanh là chủ hộ kinh doanh.
Theo đó, không bắt buộc chủ hộ kinh doanh phải là chủ hộ gia đình. Các thành viên hộ gia đình cũng được quyền đăng ký hộ kinh doanh, nhưng các thành viên này sẽ uỷ quyền cho một thành viên làm đại diện hộ kinh doanh và đồng thời cũng là chủ hộ kinh doanh.
2. Chủ hộ kinh doanh là ai?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 79 Nghị định 01/2021/NĐ-CP thì chủ hộ kinh doanh là một trong những đối tượng này:
- Cá nhân đăng ký hộ kinh doanh
- Người được các thành viên hộ gia đình ủy quyền làm đại diện hộ kinh doanh (trong trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh).
3. Ai được phép thành lập hộ kinh doanh? Quyền và nghĩa vụ của chủ hộ kinh doanh, thành viên hộ gia đình tham gia đăng ký hộ kinh doanh
Căn cứ theo Điều 80 Nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định về Quyền thành lập hộ kinh doanh và nghĩa vụ đăng ký hộ kinh doanh như sau:
1. Cá nhân, thành viên hộ gia đình là công dân Việt Nam có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của Bộ luật Dân sự có quyền thành lập hộ kinh doanh theo quy định tại Chương này, trừ các trường hợp sau đây:
a) Người chưa thành niên, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; người bị mất năng lực hành vi dân sự; người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi;
b) Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, bị tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù, đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc đang bị Tòa án cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định;
c) Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật có liên quan.
2. Cá nhân, thành viên hộ gia đình quy định tại khoản 1 Điều này chỉ được đăng ký một hộ kinh doanh trong phạm vi toàn quốc và được quyền góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp trong doanh nghiệp với tư cách cá nhân.
3. Cá nhân, thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh không được đồng thời là chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh của công ty hợp danh trừ trường hợp được sự nhất trí của các thành viên hợp danh còn lại.
Bên cạnh đó Điều 81 Nghị định 01/2021/NĐ-CP cũng quy định về Quyền và nghĩa vụ của chủ hộ kinh doanh, thành viên hộ gia đình tham gia đăng ký hộ kinh doanh như sau:
1. Chủ hộ kinh doanh thực hiện các nghĩa vụ về thuế, các nghĩa vụ tài chính và các hoạt động kinh doanh của hộ kinh doanh theo quy định của pháp luật.
2. Chủ hộ kinh doanh đại diện cho hộ kinh doanh với tư cách người yêu cầu giải quyết việc dân sự, nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trước Trọng tài, Tòa án và các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
3. Chủ hộ kinh doanh có thể thuê người khác quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh của hộ kinh doanh. Trong trường hợp này, chủ hộ kinh doanh, các thành viên hộ gia đình tham gia đăng ký hộ kinh doanh vẫn chịu trách nhiệm đối với các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác phát sinh từ hoạt động kinh doanh.
4. Chủ hộ kinh doanh, các thành viên hộ gia đình tham gia đăng ký hộ kinh doanh chịu trách nhiệm đối với các hoạt động kinh doanh của hộ kinh doanh.
5. Các quyền, nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
4. Địa điểm kinh doanh của hộ kinh doanh
Căn cứ theo Điều 86 Nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định về Địa điểm kinh doanh của hộ kinh doanh như sau:
1. Địa điểm kinh doanh của hộ kinh doanh là nơi hộ kinh doanh thực hiện hoạt động kinh doanh.
2. Một hộ kinh doanh có thể hoạt động kinh doanh tại nhiều địa điểm nhưng phải chọn một địa điểm để đăng ký trụ sở hộ kinh doanh và phải thông báo cho Cơ quan quản lý thuế, cơ quan quản lý thị trường nơi tiến hành hoạt động kinh doanh đối với các địa điểm kinh doanh còn lại.
Trên đây là biết viết mang tính tham khảo của Luật An Nghiệp & Cộng Sự, nếu quý khách đang và có xảy ra các vụ việc thì hãy liên hệ ngay hotline bên dưới để được đội ngũ Luật sư của Luật An Nghiệp hỗ trợ, tư vấn nhanh nhất.
Văn Phòng Luật Sư An nghiệp được đánh giá là một trong những công ty luật uy tín chuyên nghiệp hàng đầu tại Đồng Nai và các tỉnh lân cận. Với đội ngũ nhân viên luật sư chuyên nghiệp, am hiểu pháp luật, được đào tạo bài bản luatsubienhoa.com.vn đã và đang hỗ trợ, là lựa chọn hàng đầu cho nhiều cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức lớn nhỏ có nhu cầu về luật. Công ty có trụ sở chính tại Biên Hòa, Đồng Nai hỗ trợ các lĩnh vực chính:
LIÊN HỆ LUẬT SƯ ĐỒNG NAI - VPLS AN NGHIỆP
Điện Thoại: 079 44 77 555
Địa chỉ: 1680 - Nguyễn Ái Quốc- KP6- Biên Hòa - Đồng Nai
Hỏi đáp khác
- Nợ riêng trong thời kỳ hôn nhân là gì? Nợ riêng trong thời kỳ hôn nhân thì người còn lại có nghĩa vụ 11
- Quy định pháp luật trong việc xác định tài sản riêng - chung của vợ chồng 19
- Phạt TikToker Nờ ô nô 30 triệu đồng vì so sánh TikToker Lê Tuấn Khang với Lãnh tụ 35
- Luật sư không được công chứng giấy tờ mua bán đất đai 19
- Đánh bài dịp lễ Tết có bị vi phạm pháp luật 8
- Thiết quân luật là gì ? 17
- Tăng tiền hàng hóa dịp Tết có bị xử phạt không 24
Hỗ trợ trực tuyến
-
Hotline
-
Luật sư