Đối tượng cần có Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm

Đây là một loại giấy tờ được cấp cho các cơ sở, doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh sản phẩm/ dịch vụ về thực phẩm bởi các cơ quan chức năng có thẩm quyền của nhà nước, nhằm chứng minh doanh nghiệp đó đã đáp ứng đầy đủ các điều kiện cần thiết về an toàn và vệ sinh thực phẩm.

Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm - Ảnh internet

Điều 11 Nghị định 15/2018/NĐ-CP quy định: 

Cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm khi hoạt động, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 12 Nghị định này.

Khoản 1 Điều 12 Nghị định 15/2018/NĐ-CP quy định các cơ sở sau đây không cần xin cấp Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm khi hoạt động:

a) Sản xuất ban đầu nhỏ lẻ;

b) Sản xuất, kinh doanh thực phẩm không có địa điểm cố định;

c) Sơ chế nhỏ lẻ;

d) Kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ;

đ) Kinh doanh thực phẩm bao gói sẵn;

e) Sản xuất, kinh doanh dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm;

g) Nhà hàng trong khách sạn;

h) Bếp ăn tập thể không có đăng ký ngành nghề kinh doanh thực phẩm;

i) Kinh doanh thức ăn đường phố;

k) Cơ sở đã được cấp một trong các Giấy chứng nhận: Thực hành sản xuất tốt (GMP), Hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn (HACCP), Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm ISO 22000, Tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế (IFS), Tiêu chuẩn toàn cầu về an toàn thực phẩm (BRC), Chứng nhận hệ thống an toàn thực phẩm (FSSC 22000) hoặc tương đương còn hiệu lực.

Như vậy, trừ các đối tượng nêu tại khoản 1 Điều 12 Nghị định 15/2018/NĐ-CP thì các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm còn lại đều bắt buộc phải có Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm.

Hồ sơ, trình tự xin cấp Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm 2024

 Theo Điều 36 Luật An toàn thực phẩm 2010 quy định về hồ sơ, trình tự, thủ tục cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm như sau:

1. Hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm gồm có:

a) Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm;

b) Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;

c) Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền;

d) Giấy xác nhận đủ sức khoẻ của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm do cơ sở y tế cấp huyện trở lên cấp;

đ) Giấy xác nhận đã được tập huấn kiến thức về an toàn vệ sinh thực phẩm của chủ cơ sở và của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm theo quy định của Bộ trưởng Bộ quản lý ngành.

2. Trình tự, thủ tục cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm được quy định như sau:

a) Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm nộp hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 35 của Luật này;

b) Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra thực tế điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm tại cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm; nếu đủ điều kiện thì phải cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm; trường hợp từ chối thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Thủ tục cấp Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm

Căn cứ khoản 3 Điều 17 Thông tư 38/2018/TT-BNNPTNT được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 1 Thông tư 32/2022/TT-BNNPTNT và khoản 4 Điều 17 Thông tư 38/2018/TT-BNNPTNT được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 1 Thông tư 32/2022/TT-BNNPTNT, quy định trình tự, thủ tục cấp Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm được thực hiện như sau:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm như mục 1 tại bài viết này.

Bước 2: Nộp hồ sơ Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh nông lâm thủy sản nộp hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền

Bước 3: Kiểm tra và kết quả

Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra thực tế điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm tại cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm.

- Nếu đủ điều kiện thì phải cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm;

- Trường hợp từ chối thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm

Tùy thuộc vào sản phẩm/dịch vụ về thực phẩm thực tế của doanh nghiệp là gì mà đơn vị cấp giấy chứng nhận an toàn thực phẩm cũng khác nhau. Hiện nay, các cơ quan có thẩm quyền trong việc cấp giấy phép này bao gồm:

- Bộ Y tế: đối với các cơ sở chế biến thức ăn, doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ ăn uống; sản xuất phụ gia, hương liệu, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, nước uống đóng chai, nước khoáng thiên nhiên, đá thực phẩm (nước đá dùng liền và nước đá dùng để chế biến thực phẩm), thực phẩm chức năng, các vi chất bổ sung vào thực phẩm, … (Phụ lục II ban hành kèm Nghị định 15/2018/NĐ-CP)

- Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn: đối với các cơ sở, doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh nông, lâm, thủy sản, … ( Phụ lục III ban hành kèm Nghị định 15/2018/NĐ-CP)

- Bộ Công thương: đối với các cơ sở, doanh nghiệp sản xuất kinh doanh rượu, bia, nước giải khát, bánh mứt kẹo, … (Phụ lục IV ban hành kèm Nghị định 15/2018/NĐ-CP)

Trên đây là biết viết mang tính tham khảo của Luật An Nghiệp & Cộng Sự, nếu quý khách đang và có xảy ra các vụ việc thì hãy liên hệ ngay hotline bên dưới để được đội ngũ Luật sư của Luật An Nghiệp hỗ trợ, tư vấn nhanh nhất.

Văn Phòng Luật Sư An nghiệp được đánh giá là một trong những công ty luật uy tín chuyên nghiệp hàng đầu tại Đồng Nai và các tỉnh lân cận. Với đội ngũ nhân viên luật sư chuyên nghiệp, am hiểu pháp luật, được đào tạo bài bản luatsubienhoa.com.vn đã và đang hỗ trợ, là lựa chọn hàng đầu cho nhiều cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức lớn nhỏ có nhu cầu về luật. Công ty có trụ sở chính tại Biên Hòa, Đồng Nai hỗ trợ các lĩnh vực chính:

LIÊN HỆ LUẬT SƯ ĐỒNG NAI - VPLS AN NGHIỆP

Điện Thoại: 079 44 77 555

Địa chỉ: 1680 - Nguyễn Ái Quốc- KP6- Biên Hòa - Đồng Nai

lsnguyenhieuhcm@gmail.com

Hỏi đáp khác