Doanh nghiệp chấm dứt hợp đồng lao động nhưng không thanh toán lương sẽ bị phạt như thế nào
Hỏi: Thưa Luật sư, tôi đã làm ở một công ty hơn 10 năm, nhưng dạo này khối lượng công việc ngày càng nhiều, công ty lại không đáp ứng được đầy đủ thiết bị cũng như tăng lương cho tôi. Tôi có đề nghị công ty nên cung cấp thêm thiết bị và tăng lương cho tôi thì công ty không đồng ý. Tôi cảm thấy không ổn nên đã nộp đơn xin nghỉ thì công ty có nói là sẽ không trả lương cho tôi, mặc dù tôi đã hoàn thành hết các công việc và chuẩn bị bàn giao đầy đủ. Như vậy thì trong trường hợp này tôi nên làm như thế nào? Xin Luật sư giải đáp
Luật An Nghiệp xin cám ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Chúng tôi xin phép trả lời sau đây:
1. Nguyên tắc trả lương cho người lao động
Theo quy định tại Điều 94 Bộ luật lao động 2019 quy định về nguyên tắc trả lương:
1. Người sử dụng lao động phải trả lương trực tiếp, đầy đủ, đúng hạn cho người lao động. Trường hợp người lao động không thể nhận lương trực tiếp thì người sử dụng lao động có thể trả lương cho người được người lao động ủy quyền hợp pháp.
2. Người sử dụng lao động không được hạn chế hoặc can thiệp vào quyền tự quyết chi tiêu lương của người lao động; không được ép buộc người lao động chi tiêu lương vào việc mua hàng hóa, sử dụng dịch vụ của người sử dụng lao động hoặc của đơn vị khác mà người sử dụng lao động chỉ định.
Doanh nghiệp chấm dứt hợp đồng lao động nhưng không thanh toán lương sẽ bị phạt như thế nào (Ảnh minh họa)
2. Trả lương khi chấm dứt hợp đồng lao động
Theo quy định tại Điều 48 Bộ luật lao động 2019 quy định:
1. Trong thời hạn 14 ngày kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, hai bên có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản tiền có liên quan đến quyền lợi của mỗi bên, trừ trường hợp sau đây có thể kéo dài nhưng không được quá 30 ngày:
a) Người sử dụng lao động không phải cá nhân chấm dứt hoạt động;
b) Người sử dụng lao động thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế;
c) Chia, tách, hợp nhất, sáp nhập; bán, cho thuê, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp; chuyển nhượng quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã;
d) Do thiên tai, hỏa hoạn, địch họa hoặc dịch bệnh nguy hiểm
2. Tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, trợ cấp thôi việc và các quyền lợi khác của người lao động theo thỏa ươc lao động tập thể, hợp đồng lao động được ưu tiên thanh toán trong trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã bị chấm dứt hoạt động, bị giải thể, phá sản.
3. Người sử dụng lao động có trách nhiệm sau đây:
a) Hoàn thành thủ tục xác nhận thời gian đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp và trả lại cùng với bản chính giấy tờ khác nếu người sử dụng lao động đã giữ của người lao động;
b) Cung cấp bản sao các tài liệu liên quan đến quá trình làm việc người lao động nếu người lao động có yêu cầu. Chi phí sao, gửi tài liệu do người sử dụng lao động trả.
Như vậy, khi chấm dứt hợp đồng lao động, người sử dụng lao động phải thanh toán đầy đủ tiền lương cho người lao động trong thời hạn 14 ngày kể từ ngày chấm dứt hợp đồng và không được kéo dài quá 30 ngày.
3. Quy định về việc xử phạt khi không thực hiện thanh toán tiền lương cho người lao động
Căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 12 Nghị định 12/2022/NĐ-CP về Vi phạm quy định về sửa đổi, bổ sung, chấm dứt hợp đồng lao động:
2. Phạt tiền đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi: Sửa đổi thời hạn của hợp đồng bằng phụ lục hợp đồng lao động; không thực hiện đúng quy định về thời hạn thanh toán các khoản về quyền lợi của người lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động; không trả hoặc trả không đủ tiền trợ cấp thôi việc cho người lao động theo quy định của pháp luật; không trả hoặc trả không đủ tiền trợ cấp mất việc làm cho người lao động theo quy định của pháp luật; không trả hoặc trả không đủ tiền cho người lao động theo quy định của pháp luật khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật; không hoàn thành thủ tục xác nhận thời gian đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp và trả lại cùng với bản chính giấy tờ khác đã giữ của người lao động sau khi chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định của pháp luật; không cung cấp bản sao các tài liệu liên quan đến quá trình làm việc của người lao động nếu người lao động có yêu cầu sau khi chấm dứt hợp đồng lao động theo một trong các mức sau đây:
a) Từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động;
b) Từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động;
c) Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với vi phạm từ 51 người đến 100 người lao động;
d) Từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với vi phạm từ 101 người đến 300 người lao động;
đ) Từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với vi phạm từ 301 người lao động trở lên.
Ngoài ra tại khoản 1 và khoản 2 Điều 6 Nghị định này quy định mức phạt trên là đối với cá nhân. Đối với doanh nghiệp, tổ chức thì mức phạt này sẽ gấp 02 lần.
Trên đây là bài viết tham khảo của Luật An Nghiệp - Luật sư Đồng Nai. Bạn đọc có những thắc mắc gì hay liên hệ ngay tới chúng tôi để được tư vấn nhanh chóng và chính xác nhất
Văn Phòng Luật Sư An nghiệp được đánh giá là một trong những công ty luật uy tín chuyên nghiệp hàng đầu tại Đồng Nai và các tỉnh lân cận. Với đội ngũ nhân viên luật sư chuyên nghiệp, am hiểu pháp luật, được đào tạo bài bản luatsubienhoa.com.vn đã và đang hỗ trợ, là lựa chọn hàng đầu cho nhiều cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức lớn nhỏ có nhu cầu về luật. Công ty có trụ sở chính tại Biên Hòa, Đồng Nai hỗ trợ các lĩnh vực chính:
LIÊN HỆ LUẬT SƯ ĐỒNG NAI - VPLS AN NGHIỆP
Điện Thoại: 079 44 77 555
Địa chỉ: 1680 - Nguyễn Ái Quốc- KP6- Biên Hòa - Đồng Nai
Hỏi đáp khác
- Tăng tiền hàng hóa dịp Tết có bị xử phạt không 2
- Công ty cho nghỉ không lương nhưng không trợ cấp, đúng hay sai? 6
- Trường hợp nào không được dạy thêm? 5
- Mâu thuẫn như thế nào dẫn tới việc không đạt được mục đích trong hôn nhân? 5
- Biện pháp bảo đảm đầu tư là gì? 8
- Chơi hụi được dựa trên nguyên tắc tổ chức nào? 5
- Ép học sinh học thêm để thu tiền thì sẽ bị xử lý như thế nào? 5
Hỗ trợ trực tuyến
-
Hotline
-
Luật sư