Xác định hành vi đánh bạc trái phép.

Theo quy định của pháp luật, đánh bạc là hành vi tham gia vào trò chơi được tổ chức bất hợp pháp với mục đích được, thua bằng tiền, tài sản, hiện vật có giá trị;

Theo điểm a, khoản 2 Điều 28 Nghị định số 144/2021/NĐ-CP ngày 31/12/2021 của Chính phủ, thực hiện một trong các hành vi “đánh bạc trái phép bằng một trong các hình thức như xóc đĩa, tá lả, tổ tôm, tú lơ khơ, tam cúc, 3 cây, tứ sắc, đỏ đen, cờ thế, binh ấn độ 6 lá, binh xập xám 13 lá, tiến lên 13 lá, đá gà, tài xỉu hoặc các hình thức khác với mục đích được, thua bằng tiền, tài sản, hiện vật”, người vi phạm bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng.

Như vậy, hành vi đánh bài ăn tiền 1 nghìn, 2 nghìn của bạn là đã vi phạm pháp luật về tội đánh bạc.

Mức phạt đối với tội đánh bạc.

Căn cứ Điều 321 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bởi khoản 120 Điều 1 Luật Sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 quy định tội đánh bạc: 

1.Người nào đánh bạc trái phép dưới bất kỳ hình thức nào được thua bằng tiền hay hiện vật trị giá từ 5.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 5.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc hành vi quy định tại Điều 322 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về tội này hoặc tội quy định tại Điều 322 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:

a) Có tính chất chuyên nghiệp;

b) Tiền hoặc hiện vật dùng đánh bạc trị giá 50.000.000 đồng trở lên;

c) Sử dụng mạng internet, mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội;

d) Tái phạm nguy hiểm.

3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.

Căn cứ điểm a, khoản 2 Điều 28 Nghị định số 144/2021/NĐ-CP ngày 31/12/2021 của Chính phủ quy định hành vi đánh bạc:

2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Đánh bạc trái phép bằng một trong các hình thức như xóc đĩa, tá lả, tổ tôm, tú lơ khơ, tam cúc, 3 cây, tứ sắc, đỏ đen, cờ thế, binh ấn độ 6 lá, binh xập xám 13 lá, tiến lên 13 lá, đá gà, tài xỉu hoặc các hình thức khác với mục đích được, thua bằng tiền, tài sản, hiện vật;

Như vậy, sẽ có ba trường hợp xảy ra:

Thứ nhất: Nếu bị công an vào bắt mà trên chiếu bạc thu giữ số tiền hay hiện vật giá trị dưới 5.000.000 đồng mà nếu như bạn chưa từng bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi đánh bạc thì tại thời điểm này sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng.

Thứ hai: Nếu bị công an vào bắt mà trên chiếu bạc thu giữ số tiền hay hiện vật giá trị trên 5.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng mà nếu như bạn đã từng bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi đánh bạc thì tại thời điểm này hoặc hành vi quy định tại Điều 322 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về tội này hoặc tội quy định tại Điều 322 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

Thứ ba: Nếu bị công an vào bắt mà trên chiếu bạc thu giữ số tiền hay hiện vật giá trị trên 50.000.000 đồng thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm.

"Ngoài ra người phạm tội còn có thể bị xử phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng".

Tội tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc.

Căn cứ Điều 322 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bởi khoản 121 Điều 1 Luật Sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 quy định tội tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc:

Đối với hành vi tổ chức đánh bạc thì phải thoản mãn các yếu tố sau:

- Tổ chức để cho 10 người đánh bạc trở lên trong cùng một lúc hoặc cho 02 chiếu bạc trở lên mà số tiền hoặc hiện vật dùng đánh bạc trị giá 5.000.000 đồng trở lên;

- Tổng số tiền hoặc hiện vật dùng đánh bạc trong cùng 01 lần có giá trị 20.000.000 đồng trở lên;

- Tổ chức nơi cầm cố tài sản cho người tham gia đánh bạc; lắp đặt trang thiết bị phục vụ cho việc đánh bạc; phân công người canh gác, người phục vụ, sắp đặt lối thoát khi bị vây bắt, sử dụng phương tiện để trợ giúp cho việc đánh bạc;

- Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc hành vi đánh bạc;

- Có tính chất chuyên nghiệp;

- Thu lợi bất chính 50.000.000 đồng trở lên;

- Sử dụng mạng internet, mạng máy tính, mạng viễn thông hoặc phương tiện điện tử để phạm tội;

- Tái phạm nguy hiểm;

Như vậy, nếu bị công ăn bắt thì trong trường hợp phải thỏa mãn các 1 trong các yếu tố nêu trên thì bạn mới được xem là có hành vi tổ chức đánh bạc tại nhà bạn thì mới bị truy tố trách nhiệm hình sự về hành vi tổ chức đánh bạc.

Trên đây là toàn bộ câu trả lời của Luật An Nghiệp. Nếu quý khách cần được tư vấn pháp luật về Hình sự hoặc Dân sự trực tuyến thì hãy gọi ngay cho đội ngũ Luật sư của Luật An Nghiệp theo số hotline dưới đây. 

Văn Phòng Luật Sư An nghiệp được đánh giá là một trong những công ty luật uy tín chuyên nghiệp hàng đầu tại Đồng Nai và các tỉnh lân cận. Với đội ngũ nhân viên luật sư chuyên nghiệp, am hiểu pháp luật, được đào tạo bài bản luatsubienhoa.com.vn đã và đang hỗ trợ, là lựa chọn hàng đầu cho nhiều cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức lớn nhỏ có nhu cầu về luật. Công ty có trụ sở chính tại Biên Hòa, Đồng Nai hỗ trợ các lĩnh vực chính:

LIÊN HỆ LUẬT SƯ ĐỒNG NAI - VPLS AN NGHIỆP

Điện Thoại: 079 44 77 555

Địa chỉ: 1680 - Nguyễn Ái Quốc- KP6- Biên Hòa - Đồng Nai

lsnguyenhieuhcm@gmail.com

Hỏi đáp khác