Đăng hình ảnh bôi nhọ danh dự bị xử lý như thế nào?
Ngày nay mạng xã hội ngày càng phát triển, độ phổ biến của 1 tin tức sẽ được tiếp cận nhanh hơn. Nhiều người đã lợi dụng việc này để tấn công và đăng những hình ảnh nhằm bôi nhọ danh dự nhân phẩm của người khác. Vậy việc đăng hình ảnh nhằm hạ thấp bôi nhọ danh dự người khác trên mạng sẽ xử phạt như thế nào?
Đăng hình ảnh bôi nhọ danh dự bị xử lý như thế nào? (Ảnh minh họa)
1. Quyền bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín
Theo quy định tại Điều 34 Bộ Luật dân sự 2015 quy định:
Điều 34. Quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín
1. Danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân là bất khả xâm phạm và được pháp luật bảo vệ.
2. Cá nhân có quyền yêu cầu Tòa án bác bỏ thông tin làm ảnh hưởng xấu đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của mình.
Việc bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín có thể được thực hiện sau khi cá nhân chết theo yêu cầu của vợ, chồng hoặc con thành niên; trường hợp không có những người này thì theo yêu cầu của cha, mẹ của người đã chết, trừ trường hợp luật liên quan có quy định khác.
3. Thông tin ảnh hưởng xấu đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân được đăng tải trên phương tiện thông tin đại chúng nào thì phải được gỡ bỏ, cải chính bằng chính phương tiện thông tin đại chúng đó. Nếu thông tin này được cơ quan, tổ chức, cá nhân cất giữ thì phải được hủy bỏ.
4. Trường hợp không xác định được người đã đưa tin ảnh hưởng xấu đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của mình thì người bị đưa tin có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố thông tin đó là không đúng.
5. Cá nhân bị thông tin làm ảnh hưởng xấu đến danh dự, nhân phẩm, uy tín thì ngoài quyền yêu cầu bác bỏ thông tin đó còn có quyền yêu cầu người đưa ra thông tin xin lỗi, cải chính công khai và bồi thường thiệt hại.
2. Đăng hình ảnh bôi nhọ người khác có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự:
Theo quy định tại Điều 155 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017:
Điều 155. Tội làm nhục người khác
1. Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm:
a) Phạm tội 02 lần trở lên;
b) Đối với 02 người trở lên;
c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
d) Đối với người đang thi hành công vụ;
đ) Đối với người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, chữa bệnh cho mình;
e) Sử dụng mạng máy tính hoặc mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội;
g) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:
a) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
b) Làm nạn nhân tự sát.
4. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Để xem xét có bị truy cứu trách nhiệm hình sự hay không còn phải tùy thuộc vào mức độ đánh giá nghiêm trọng của vụ việc.
3. Bồi thường thiệt hại:
Việc đăng hình ảnh nhằm bôi nhọ xúc phạm danh dự nhân phẩm người ngoài việc có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì người bị xúc phạm danh dự nhân phẩm có thể yêu cầu bồi thường thiệt hại được quy định tại Điều 584, 585 và 592 Bộ luật dân sự 2015:
Điều 584. Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại
1. Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác.
2. Người gây thiệt hại không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp thiệt hại phát sinh là do sự kiện bất khả kháng hoặc hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.
3. Trường hợp tài sản gây thiệt hại thì chủ sở hữu, người chiếm hữu tài sản phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp thiệt hại phát sinh theo quy định tại khoản 2 Điều này.
Điều 592. Thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm
1. Thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm bao gồm:
a) Chi phí hợp lý để hạn chế, khắc phục thiệt hại;
b) Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút;
c) Thiệt hại khác do luật quy định.
2. Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác bị xâm phạm phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm không quá mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.
Trên đây là bài viết tham khảo của Luật An Nghiệp, bạn đọc có những thắc mắc liên quan hãy liên hệ ngay Luật An Nghiệp - Luật sư Đồng Nai để được hỗ trợ tư vấn nhanh gọn và chính xác nhất.
Văn Phòng Luật Sư An nghiệp được đánh giá là một trong những công ty luật uy tín chuyên nghiệp hàng đầu tại Đồng Nai và các tỉnh lân cận. Với đội ngũ nhân viên luật sư chuyên nghiệp, am hiểu pháp luật, được đào tạo bài bản luatsubienhoa.com.vn đã và đang hỗ trợ, là lựa chọn hàng đầu cho nhiều cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức lớn nhỏ có nhu cầu về luật. Công ty có trụ sở chính tại Biên Hòa, Đồng Nai
LIÊN HỆ LUẬT SƯ ĐỒNG NAI - VPLS AN NGHIỆP
Điện Thoại: 079 44 77 555
Địa chỉ: 1680 - Nguyễn Ái Quốc- KP6- Biên Hòa - Đồng Nai
Hỏi đáp khác
- Ngày 01/01/2025, bắt buộc xác thực sinh trắc học cho tài khoản ngân hàng 38
- Từ ngày 01/01/2025, mức phạt lỗi vi phạm giao thông tăng mạnh 129
- Lá cờ "hoà bình" - Quốc kỳ Việt Nam 93
- 10 điểm mới của Luật Căn cước có hiệu lực từ ngày 01/07/2024 13
- Lý do chưa xác thực mạng xã hội sau ngày 25/12/2024 nhưng vẫn được đăng bài, bình luận? 3
- Các nguyên tắc cơ bản trong giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại quốc tế 5
- Công Ước Hà Nội, đánh dấu sự phát triển của Việt Nam trên trường quốc tế 13
Hỗ trợ trực tuyến
-
Hotline
-
Luật sư