Trong môi trường lao động, chúng ta không thể tránh khỏi những Doanh nghiệp có tình trạng giam lương, nợ lương người lao động trong nhiều tháng mà không đưa ra thông báo hay văn bản nào về việc chậm lương. Vậy khi gặp những trường hợp trên thì người lao động nên làm gì? Doanh nghiệp sẽ bị xử phạt ra sao? Cùng Luật An Nghiệp tìm hiểu bài viết sau đây:

Theo Điều 48 Bộ luật Lao động 2019, trong thời hạn 14 ngày làm việc kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, người sử dụng lao động có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản tiền liên quan đến quyền lợi của người lao động trừ trường hợp quy định có thể kéo dài nhưng không được quá 30 ngày (trong đó có tiền lương). Như vậy, người sử dụng lao động không được giam lương của người lao động quá 30 ngày khi người lao động nghỉ việc dù bắng bất cứ lý do nào.

Trong thời gian dài vượt quá 30 ngày mà người sử dụng lao động không thực hiện việc trả lương thì căn cứ theo khoản 2 điều 17 Nghị định 12/2022 NĐ-CP thì bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng tuỳ thuộc vào số lượng người lao động bị nợ lương. Bên cạnh đó, căn cứ khoả 1 điều 6 nghị định 12/2022 NĐ-CP thì "đối với tổ chức tiền phạt gấp 02 lần" . Như vây, khi công ty chậm trả lương sẽ bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng.

Ngoài ra, phải thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả theo khoản 5 điều 17 Nghị định 12/2022 NĐ-CP là Buộc người sử dụng lao động trả đủ tiền lương cộng với khoản tiền lãi của số tiền lương chậm trả, trả thiếu cho người lao động tính theo mức lãi suất tiền gửi không kỳ hạn cao nhất của các ngân hàng thương mại nhà nước công bố tại thời điểm xử phạt đối với hành vi vi phạm.

Hình ảnh mang tính chất minh hoạ

Khi công ty chậm trả lương vượt quá số ngày quy định, người lao động có quyền gửi đơn khiếu nại hoặc email đến ban lãnh đạo công ty yêu cầu giải quyết tiền lương còn thiếu, nêu rõ số tiền, các tháng chưa thanh toán và kèm theo bằng chứng như bảng lương, các tháng lương đã nhận. Đồng thời, người lao động cần kiểm tra lại các điều khoản trong hợp đồng lao động đã ký kết để xác định xem công ty có vi phạm hợp đồng hay không, đặc biệt về hình thức trả lương và quy trình giải quyết khiếu nại khi có tranh chấp.

Trong trường hợp công ty nợ lương nhưng không giải quyết, người lao động có thể dựa vào Điều 15 của Nghị định 24/2018/NĐ-CP để khiếu nại lên Chánh Thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, nơi công ty đặt trụ sở chính. Đây là cơ quan có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần hai về lao động. Nếu việc giải quyết này không thỏa đáng, người lao động có thể gửi đơn khởi kiện lên Tòa án.

Trên đây là bài viết tham khảo của Luật An Nghiệp và Cộng Sự. Nếu bạn đọc có gì thắc mắc hãy liên hệ ngay tới Luật An Nghiệp - Luật sư Đồng Nai để được tư vấn cũng như cung cấp các dịch vụ pháp lý nhanh nhất

Văn Phòng Luật Sư An nghiệp được đánh giá là một trong những công ty luật uy tín chuyên nghiệp hàng đầu tại Đồng Nai và các tỉnh lân cận. Với đội ngũ nhân viên luật sư chuyên nghiệp, am hiểu pháp luật, được đào tạo bài bản luatsubienhoa.com.vn đã và đang hỗ trợ, là lựa chọn hàng đầu cho nhiều cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức lớn nhỏ có nhu cầu về luật. Công ty có trụ sở chính tại Biên Hòa, Đồng Nai hỗ trợ các lĩnh vực chính:

LIÊN HỆ LUẬT SƯ ĐỒNG NAI - VPLS AN NGHIỆP

Điện Thoại: 079 44 77 555

Địa chỉ: 1680 - Nguyễn Ái Quốc- KP6- Biên Hòa - Đồng Nai

lsnguyenhieuhcm@gmail.com

Hỏi đáp khác