Con cái chết trước cha mẹ thì có được hưởng tài sản thừa kế hay không ?
Xin hỏi Luật sư, bố tôi chết trước ông, bà nội 2 năm, vừa rồi sau khi cả ông, bà nội mất thì các bác bà các chú có họp và thống nhất chia tài sản của ông bà nội để lại. Vậy Luật sư cho tôi hỏi bố tôi chết trước ông, bà nội như vậy có được hưởng 1 phần tài sản thừa kế nào không ?
Cảm ơn câu hòi của bạn. Sau đây Luật sư của chúng tôi sẽ trả lời câu hỏi của bạn và giải thích qua bài viết dưới đây.
Có thể nói vấn đề phân chia tài sản thừa kế rất được quan tâm hiện nay. Nhưng thừa kế di sản đối với trường hợp mà con cái chết trước hoặc cùng thời điểm với người để lại di sản (bố, mẹ) thì chắc có lẽ nhiều người đang rất thắc mắc rằng người chết trước rồi có được hưởng hay là không. Nhiều người cho rằng chết trước rồi thì không được chia, chỉ chia cho những người còn sống. Theo Bộ luật Dân sự năm 2015, người thừa kế là người được hưởng di sản do người chết để lại.
Như vậy, người thừa kế nếu là cá nhân thì cá nhân đó phải còn sống tại thời điểm mở thừa kế hoặc đã thành thai trước khi người để lại di sản mất và được sinh ra sau thời điểm mở thừa kế. Người thừa kế nếu không phải là cá nhân thì phải tồn tại tại thời điểm mở thừa kế. Tuy nhiên, trong thực tế thì có nhiều trường hợp người thừa kế (con cái) mất trước người để lại di sản thừa kế (bố, mẹ). Đối với trường hợp này trong Bộ luật Dân sự 2015 có quy định về Thừa kế thế vị. Vậy thừa kế thế vị là gì? các quy định về thừa kế thế vị ?
Thừa kế thế vị là gì? Khi nào được thừa kế thế vị
1. Thừa kế thế vị là gì ? Khi nào được thừa kế thế vị.
1.1 Thừa kế thế vị là gì?
Theo Điều 652, Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định: Trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống; nếu cháu cũng chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống.
Như vậy, ta có thể hiểu thừa kế thế vị là việc các cháu (chắt) được hưởng di sản của ông, bà (cụ) để lại cho cha, mẹ của cháu (chắt) trong trường hợp cha hoặc mẹ mất trước hoặc mất cùng thời điểm với ông, bà (cụ). Như vậy đối với trường hợp của bạn thì bạn sẽ là người được hưởng 1 phần di sản mà ông, bà để lại cho bố của bạn.
1.2 Khi nào được thừa kế thế vị.
Thừa kế thế vị được áp dụng khi đáp ứng các điều kiện như sau:
- Người thừa kế mất trước hoặc mất cùng thời điểm với người để lại di sản. Tức là cha hoặc mẹ của cháu (chắt) mất trước hoặc mất cùng thời điểm với ông, bà (cụ);
- Con thế vị cha, mẹ để hưởng di sản của ông bà hoặc chắt thế vị cho cha, mẹ để hưởng di sản của các cụ;
- Cha hoặc mẹ của người thừa kế thế vị có quyền được hưởng di sản của người mất;
- Cháu, chắt là người thừa kế thế vị của người để lại di sản phải còn sống vào thời điểm mở thừa kế hoặc chưa ra đời nhưng đã thành thai vào thời điểm ông, bà, cụ mất.
2. Vợ, con dâu, con nuôi có được thừa kế thế vị không?
Thừa kế thế vị là việc người mất để lại di sản và con hoặc cháu của người mất đó mất trước hoặc cùng lúc với người để lại di sản thì cháu hoặc chắt của người để lại di sản được thừa kế thế vị.
Pháp luật dân sự không ghi nhận quyền thừa kế thế vị đối với trường hợp của vợ và con dâu. Do đó, vợ và con dâu không được hưởng thừa kế thế vị khi chồng hoặc cha mẹ của họ qua đời.
Đối với quan hệ “con nuôi”, Điều 653 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định con nuôi và cha mẹ nuôi được thừa kế di sản của nhau và còn được thừa kế di sản theo pháp luật và thừa kế thế vị.
Như vậy, nếu con nuôi đáp ứng đủ các điều kiện để trở thành người thừa kế thế vị theo quy định thì con nuôi có thể là người thừa kế thế vị của cha mẹ nuôi nhận di sản thừa kế do ông bà để lại.
3. Trường hợp người thừa kế thế vị không được hưởng di sản thừa kế
Người thừa kế thế vị sẽ không được quyền hưởng di sản thừa kế nếu không đáp ứng các điều kiện được liệt kê ở phần trên.
Đồng thời, nếu rơi vào các trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều 621 Bộ luật Dân sự, người thừa kế thế vị cũng không được hưởng di sản thừa kế:
- Bị kết án về các hành vi xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe của người để lại di sản hoặc người thừa kế có hành vi ngược đãi nghiêm trọng, hành hạ người để lại di sản, xâm phạm nghiêm trọng đến danh dự, nhân phẩm của người để lại di sản;
- Vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng đối với người để lại di sản;
- Bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm đến tính mạng của người thừa kế khác để được hưởng một phần hoặc toàn bộ phần di sản mà người thừa kế đó có quyền hưởng;
- Có hành vi lừa dối, cưỡng ép hoặc có hành vi ngăn cản người để lại di sản lập di chúc, giả mạo, sửa chữa di chúc, hủy di chúc, che giấu di chúc để được hưởng một phần hoặc toàn bộ di sản trái với ý muốn của người để lại di sản.
Tuy nhiên theo quy định tại Khoản 2 Điều 621 Bộ luật Dân sự quy định nếu người để lại di sản đã biết hành vi của những người thừa kế thế vị nhưng vẫn cho họ hưởng di sản thì những người thừa kế thế vị này vẫn có quyền được hưởng di sản thừa kế.
Trên đây là bài viết về thừa kế tài sản khi các cháu (chắt) được hưởng di sản của ông, bà (cụ) để lại cho cha, mẹ của cháu (chắt) trong trường hợp cha hoặc mẹ mất trước hoặc mất cùng thời điểm với ông, bà (cụ) hay còn gọi là Thừa kế thế vị. Nếu quý khách còn có thắc mắc thì hãy liên hệ hotline phí dưới để được đội ngũ Luật sư của Luật An Nghiệp hỗ trợ, tư vấn.
Văn Phòng Luật Sư An nghiệp được đánh giá là một trong những công ty luật uy tín chuyên nghiệp hàng đầu tại Đồng Nai và các tỉnh lân cận. Với đội ngũ nhân viên luật sư chuyên nghiệp, am hiểu pháp luật, được đào tạo bài bản luatsubienhoa.com.vn đã và đang hỗ trợ, là lựa chọn hàng đầu cho nhiều cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức lớn nhỏ có nhu cầu về luật. Công ty có trụ sở chính tại Biên Hòa, Đồng Nai hỗ trợ các lĩnh vực chính:
LIÊN HỆ LUẬT SƯ ĐỒNG NAI - VPLS AN NGHIỆP
Điện Thoại: 079 44 77 555
Địa chỉ: 1680 - Nguyễn Ái Quốc- KP6- Biên Hòa - Đồng Nai
Hỏi đáp khác
- Bộ quy tắc 6 “không” bảo vệ bản thân trên không gian mạng 3
- Làm hoa bằng tiền thật có phạm pháp không? 16
- Luật đất đai mới nhất 2024: 07 trường hợp không được cấp sổ đỏ từ ngày 01/8/2024 25
- Thực hiện hành vi hiếp dâm, có đơn bãi nại của bị hại nhưng vẫn bị khởi tố? 17
- Pháp nhân thương mại là gì? 20
- Thời điểm nào thì bắt đầu thực hiện chu cấp nuôi dưỡng con chung 3
- Hộ kinh doanh là gì? Những điều cần biết về hộ kinh doanh 36
Hỗ trợ trực tuyến
-
Hotline
-
Luật sư