Chủ trọ có được tự ý vào phòng của người thuê không?
Hỏi: Chủ trọ có chìa khoá dự phòng của phòng tôi nên đã tự ý mở cửa phòng khi tôi không có mặt ở nhà, tôi có hỏi thì chủ trọ lấy lý do là cho người khác xem để khi tôi hết hợp đồng sẽ cho người khác thuê. Tôi không đồng ý với hành vi này, tôi muốn hỏi luật sư liệu chủ trọ có đang vi phạm pháp luật không?
Luật sư An Nghiệp: Cảm ơn câu hỏi của bạn. Sau đây Luật An Nghiệp - Luật sư Đồng Nai sẽ giải đáp câu hỏi qua bài viết dưới đây:
Ảnh minh hoạ - nguồn internet
Thực tế hiện nay có không ít trường hợp chủ nhà tự ý vào phòng của người đang thuê nhà, thậm chí họ còn tự ý tháo dỡ đồ đạc trong phòng của người thuê. Vậy khi chủ nhà tự ý vào phòng cần làm thế nào?
Thuê trọ hay thuê nhà là một dạng giao dịch cho thuê tài sản quy định tại Điều 472 BLDS năm 2015, theo đó chủ nhà sẽ cho cá nhân hoặc tổ chức khác thuê phòng trong một khoảng thời gian nhất định theo thỏa thuận của các bên. Bên thuê sẽ trả tiền cho bên cho thuê và được quyền sử dụng phòng trọ trong thời gian các bên đã thỏa thuận. Lúc này, chỗ ở thuộc quyền sở hữu của công dân đã được cá nhân cho thuê theo quy định của pháp luật.
Bên cho thuê có nghĩa vụ tôn trọng không gian và tài sản của bên thuê, không được xâm phạm tới chỗ ở của bên thuê trong thời gian hợp đồng thuê (trừ trường hợp có thoả thuận khác).
Căn cứ theo Điều 22 Hiến pháp năm 2013 quy định như sau:
1. Công dân có quyền có nơi ở hợp pháp.
2. Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở. Không ai được tự ý vào chỗ ở của người khác nếu không được người đó đồng ý.
3. Việc khám xét chỗ ở do luật định
Như vậy, chủ trọ không được tự ý vào phòng của người thuê, việc chủ trọ tự ý vào phòng của người thuê trọ đang là hành vi xâm phạm chỗ ở của người khác, đây là hành vi vi phạm quy định của pháp luật.
Mức xử phạt đối với hành vi chủ nhà tự ý vào phòng người thuê nhà
Tuỳ vào từng mức độ mà chủ trọ có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội xâm phạm chỗ ở của người khác theo Điều 158 Bộ Luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017, cụ thể như sau:
1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây xâm phạm chỗ ở của người khác, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm:
a) Khám xét trái pháp luật chỗ ở của người khác;
b) Dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực, gây sức ép về tinh thần hoặc thủ đoạn trái pháp luật khác buộc người khác phải rời khỏi chỗ ở hợp pháp của họ;
c) Dùng mọi thủ đoạn trái pháp luật nhằm chiếm, giữ chỗ ở hoặc cản trở trái phép, không cho người đang ở hoặc quản lý hợp pháp chỗ ở được vào chỗ ở của họ;
d) Tự ý xâm nhập chỗ ở của người khác mà không được sự đồng ý của chủ nhà hoặc người quản lý hợp pháp.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
a) Có tổ chức;
b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
c) Phạm tội 02 lần trở lên;
d) Làm người bị xâm phạm chỗ ở tự sát;
đ) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội.
3. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm
Xử lí khi chủ nhà tự ý vào phòng trọ cho thuê thế nào?
Thứ nhất, khi đi thuê nhà, các cá nhân, tổ chức phải ký hợp đồng thuê nhà. Bởi đây chính là cơ sở, bằng chứng ghi nhận đầy đủ các quyền và nghĩa vụ của chủ nhà cũng như của bạn. Trong nội dung của hợp đồng, thỏa thuận rõ nghĩa vụ của bên cho thuê không được phép tự ý vào phòng trọ cho thuê khi chưa được sự đồng ý của người thuê.
Thứ hai, nếu sự việc đã diễn ra, hai bên cần phải thương lượng lại với nhau, bạn có quyền yêu cầu chủ nhà chấm dứt ngay hành vi tự ý ra vào phòng của mình. Nếu chủ nhà không đồng ý và vẫn còn tiếp diễn thì bạn cần lập biên bản và xem xét đơn phương chấm dứt hợp đồng vì bên cho thuê đã vi phạm nghĩa vụ trong hợp đồng.
Bên cạnh đó, nếu như chủ nhà vào phòng làm hư hỏng hay mất mát tài sản thì bạn có quyền đề nghị chủ nhà bồi thường thiệt hại.
Như vậy, chủ trọ không được tự ý vào phòng của người thuê, việc chủ trọ tự ý vào phòng của người thuê trọ tức là chủ trọ đang có hành vi xâm phạm chỗ ở của người khác, đây là hành vi vi phạm quy định của pháp luật. Trong trường hợp nghiêm trọng, chủ nhà có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 158 Bộ luật Hình sự 2015 về "Tội xâm phạm chỗ ở của người khác". Nếu bị truy tố hình sự, mức phạt tù có thể từ 1 năm đến 5 năm, tùy vào tính chất và mức độ vi phạm.
Trên đây là biết viết mang tính tham khảo của Luật An Nghiệp & Cộng Sự, nếu quý khách đang và có xảy ra các vụ việc thì hãy liên hệ ngay hotline bên dưới để được đội ngũ Luật sư của Luật An Nghiệp hỗ trợ, tư vấn nhanh nhất.
Văn Phòng Luật Sư An nghiệp được đánh giá là một trong những công ty luật uy tín chuyên nghiệp hàng đầu tại Đồng Nai và các tỉnh lân cận. Với đội ngũ nhân viên luật sư chuyên nghiệp, am hiểu pháp luật, được đào tạo bài bản luatsubienhoa.com.vn đã và đang hỗ trợ, là lựa chọn hàng đầu cho nhiều cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức lớn nhỏ có nhu cầu về luật. Công ty có trụ sở chính tại Biên Hòa, Đồng Nai hỗ trợ các lĩnh vực chính:
LIÊN HỆ LUẬT SƯ ĐỒNG NAI - VPLS AN NGHIỆP
Điện Thoại: 079 44 77 555
Địa chỉ: 1680 - Nguyễn Ái Quốc- KP6- Biên Hòa - Đồng Nai
Hỏi đáp khác
- Làm hoa bằng tiền thật có phạm pháp không? 6
- Luật đất đai mới nhất 2024: 07 trường hợp không được cấp sổ đỏ từ ngày 01/8/2024 18
- Thực hiện hành vi hiếp dâm, có đơn bãi nại của bị hại nhưng vẫn bị khởi tố? 12
- Pháp nhân thương mại là gì? 16
- Hộ kinh doanh là gì? Những điều cần biết về hộ kinh doanh 34
- Pháp nhân là gì? Các loại hình doanh nghiệp có tư cách pháp nhân 17
- Sử dụng ma tuý sẽ chịu trách nhiệm hình sự như thế nào? 25
Hỗ trợ trực tuyến
-
Hotline
-
Luật sư