Cho vay với lãi suất 4% một tháng thì có được khởi kiện yêu cầu trả nợ theo lãi 4% không?
Hỏi: Tôi cho bạn vay lãi suất 4%/tháng, thời gian vay là 3 năm. Tuy nhiên, đã quá hạn 3 năm nhưng bạn tôi vẫn không trả khoản nợ đã mượn từ tôi. Nếu tôi khởi kiện ra Tòa yêu cầu bạn tôi trả nợ thì tôi có được yêu cầu tiếp tục trra lãi suất 4% đó không?
Cám ơn câu hỏi của bạn. VPLS An Nghiệp xin trả lời như sau:
Theo quy định tại khoản 1 Điều 468 Bộ luật dân sự 2015 quy định:
1. Lãi suất vay do các bên thỏa thuận.
Trường hợp các bên có thỏa thuận về lãi suất thì lãi suất theo thỏa thuận không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác. Căn cứ tình hình thực tế và theo đề xuất của Chính phủ, Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định điều chỉnh mức lãi suất nói trên và báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất.
Trường hợp lãi suất theo thỏa thuận vượt quá lãi suất giới hạn được quy định tại khoản này thì mức lãi suất vượt quá không có hiệu lực.
Theo khoản 1 Điều 2 Nghị quyết 01/2021/NQ-HĐTP, ngày 20/12/2021 của Hội đồng Thẩm phán TAND tối cao đã giải thích thuật ngữ “Cho vay lãi nặng” như sau: “Cho vay lãi nặng” là trường hợp bên cho vay cho bên vay vay tiền với mức lãi suất gấp 05 lần trở lên mức lãi suất cao nhất quy định tại khoản 1 Điều 468 của Bộ luật Dân sự. Trường hợp cho vay bằng tài sản khác (không phải là tiền) thì khi giải quyết phải quy đổi giá trị tài sản đó thành tiền tại thời điểm chuyển giao tài sản vay”.
Như vậy cho vay với mức lãi suất 4%/tháng là lãi suất cao nhưng chưa phải là cho vay nặng lãi. Tuy nhiên, mức lãi suất quy định không quá 20% một năm. Nếu người cho vay khởi kiện yêu cầu người vay trả tiền và cả lãi thì bạn được yêu cầu mức lãi là 20%/năm tương đương 1.67%/tháng. Trường hợp, các đương sự thỏa thuận được với nhau toàn bộ vấn đề phải giải quyết trong vụ án thì Tòa án ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của đương sự. Nếu đã quá hạn thời gian vay thì bạn có quyền yêu cầu người vay trả các khoản lãi như sau (Theo khoản 2 Điều 5 Nghị quyết 01/2019/NQ-HĐTP)
- Lãi trên nợ gốc (lãi trong hạn đối với hợp đồng vay có lãi, có kỳ hạn; lãi trong thời hạn từ thời điểm vay đến thời điểm yêu cầu trả nợ đối với hợp đồng vay có lãi, không kỳ hạn) = (nợ gốc chưa trả) x (lãi suất theo thỏa thuận nhưng không được vượt quá 20%/năm hoặc 50% mức lãi suất giới hạn của 20%/năm nếu không xác định rõ lãi suất hoặc có tranh chấp về lãi suất tại thời điểm trả nợ) x thời gian vay chưa trả lãi trên nợ gốc.
- Lãi trên nợ lãi chưa trả = (nợ lãi chưa trả) x (50% mức lãi suất giới hạn của 20%/năm) x thời gian chậm trả tiền lãi trên nợ gốc.
- Lãi trên nợ gốc quá hạn chưa trả = (nợ gốc quá hạn chưa trả) x (lãi suất do các bên thỏa thuận hoặc 150% lãi suất vay do các bên thỏa thuận) x thời gian chậm trả nợ gốc.
Trên đây là bài viết tham khảo, nếu bạn đọc có thắc mắc hãy liên hệ ngay tới VPLS An Nghiệp để được tư vấn nhanh nhất.
Văn Phòng Luật Sư An nghiệp được đánh giá là một trong những công ty luật uy tín chuyên nghiệp hàng đầu tại Đồng Nai và các tỉnh lân cận. Với đội ngũ nhân viên luật sư chuyên nghiệp, am hiểu pháp luật, được đào tạo bài bản luatsubienhoa.com.vn đã và đang hỗ trợ, là lựa chọn hàng đầu cho nhiều cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức lớn nhỏ có nhu cầu về luật. Công ty có trụ sở chính tại Biên Hòa, Đồng Nai
LIÊN HỆ LUẬT SƯ ĐỒNG NAI - VPLS AN NGHIỆP
Điện Thoại: 079 44 77 555
Địa chỉ: 1680 - Nguyễn Ái Quốc- KP6- Biên Hòa - Đồng Nai
Hỏi đáp khác
- Quy định nghỉ Tết Nguyên đán năm 2025 27
- Những trường hợp phải làm lại "sổ đỏ" từ ngày 01/01/2025 14
- Đánh ghen gây thương tích có bị truy tố hay không 53
- Ngày 01/01/2025, bắt buộc xác thực sinh trắc học cho tài khoản ngân hàng 71
- Từ ngày 01/01/2025, mức phạt lỗi vi phạm giao thông tăng mạnh 244
- Lá cờ "hoà bình" - Quốc kỳ Việt Nam 964
- 10 điểm mới của Luật Căn cước có hiệu lực từ ngày 01/07/2024 35
Hỗ trợ trực tuyến
-
Hotline
-
Luật sư