Khi ly hôn, chia tài sản trong thời kì hôn nhân thì có phải chia cho con cái không? Đây là câu hỏi mà rất nhiều người thắc mắc khi ly hôn chia tài sản có phải chia cho cả con chung hay không? Bạn đọc hay tham khảo bài viết sau đây

1. Chia tài sản trong thời kì hôn nhân

Quy định tại điều 33, luật hôn nhân gia đình năm 2014, cụ thể tài sản chung bao gồm:

+ Tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân

+ Tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.

+ Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng.

+ Tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất, được dùng để bảo đảm nhu cầu của gia đình, thực hiện nghĩa vụ chung của vợ chồng.

+ Trong trường hợp không có căn cứ để chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó được coi là tài sản chung.

Chia tài sản khi ly hôn có phải chia cho cả con chung hay không?

Chia tài sản khi ly hôn có phải chia cho cả con chung hay không? (Ảnh minh họa)

2. Nguyên tắc chia tài sản chung trong thời kì hôn nhân

2.1. Nguyên tắc chia đôi: (khoản 3 điều 59 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014), nhưng có tính tới các yếu tố sau:

- Hoàn cảnh của gia đình của vợ, chồng;

- Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung. Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi là lao động có thu nhập;

- Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập;

- Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng;

Như vậy, có thể hiểu một cách đơn giản nguyên tắc chia đôi là mỗi bên được một nửa (1/2) giá trị tài sản đã tạo lập được trong thời kỳ hôn nhân. Tuy nhiên, người thẩm phán sẽ xét đến các yếu tố khác như: Hoàn cảnh riêng của mỗi bên, công sức đóng góp, lỗi của các bên ... nghĩa là không áp dụng một cách cứng nhắc việc chia đôi là 50-50 giá trị tài sản mà có thể hiểu một cách linh hoạt hơn việc chia đôi có thể là: 60-40 hoặc 55-45 giá trị tài sản tạo lập được.  Trên thực tế, trong những trường hợp đặc biệt chúng tôi đã thấy có thể chia tỷ lệ: 70-30 hoặc 80-20 vẫn được xem là hợp pháp và đúng luật.

2.2. Nguyên tắc chia tài sản chung bằng hiện vật (Không chia được bằng hiện vật mới chia bằng giá trị  có thanh toán phần chênh lệch giá trị). Nguyên tắc này khá dễ hiểu, pháp luật ưu tiên chia bằng hiện vật trước, không chia được bằng hiện vật thì mới định giá thành tiền để chia, bên nhận hiện vật có giá trị thanh toán lại cho bên kia bằng số tiền chênh lệch.

2.3. Nguyên tắc tài sản riêng của ai thuộc sở hữu của người đó (trừ trường hợp tài sản riêng đã nhập vào tài sản chung. Trong trường hợp có sự sáp nhập, trộn lẫn giữa tài sản riêng với tài sản chung thì bên không nhận tài sản sẽ được thanh toán phần giá trị tài sản của mình đóng góp vào khối tài sản đó).

3. Có cần phải chia tài sản cho con cái khi vợ chồng ly hôn không?

Theo nguyên tắc thì chia tài sản là chia cho hai vợ chồng. Trừ trường hợp hai vợ chồng thỏa thuận chia cho con thì con sẽ được hưởng một phần tài sản đó. Cụ thể như sau:

- Trường hợp cha mẹ thỏa thuận về việc chia tài sản khi ly hôn: Nếu vợ chồng có thỏa thuận chia tài sản khi ly hôn và muốn tặng cho con chung thì con chung vẫn được hưởng phần tài sản đó

- Trường hợp con cái là đồng sở hữu: Trong trường hợp tài sản chung của hộ gia đình và con có tên trong sổ hộ khẩu tại thời điểm xác lập quyền đối với tài sản đó. Khi vợ chồng ly hôn và tiến hành việc chia tài sản chung, trong đó có tài sản của hộ gia đình thì con cũng được chia phần tài sản tương ứng với phần quyền của con trong khối tài sản đó.  Nếu tài sản có công sức đóng góp của con trong quá trình tạo lập thì khi xử lý tài sản cũng vẫn phải đảm bảo quyền và lợi ích của con.  Nếu tài sản có công sức đóng góp của con trong quá trình tạo lập thì khi xử lý tài sản cũng vẫn phải đảm bảo quyền và lợi ích của con.

- Được thừa kế tặng cho: con và cha mẹ cùng mua hoặc nhận tặng cho, thừa kế tài sản chung thì con cũng sẽ có quyền và nghĩa vụ như cha mẹ đối với tài sản đó. Khi cha mẹ ly hôn thì con vẫn sẽ được phân chia phần tài sản tương ứng của mình.

Trên đây là bài viết tham khảo của Luật An Nghiệp - Luật sư Đồng Nai. Nếu bạn đọc có thắc mắc hãy liên hệ ngay Luật An Nghiệp để được tư vấn nhanh nhất và chính xác nhất.

Văn Phòng Luật Sư An nghiệp được đánh giá là một trong những công ty luật uy tín chuyên nghiệp hàng đầu tại Đồng Nai và các tỉnh lân cận. Với đội ngũ nhân viên luật sư chuyên nghiệp, am hiểu pháp luật, được đào tạo bài bản luatsubienhoa.com.vn đã và đang hỗ trợ, là lựa chọn hàng đầu cho nhiều cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức lớn nhỏ có nhu cầu về luật. Công ty có trụ sở chính tại Biên Hòa, Đồng Nai hỗ trợ các lĩnh vực chính:

LIÊN HỆ LUẬT SƯ ĐỒNG NAI - VPLS AN NGHIỆP

Điện Thoại: 079 44 77 555

Địa chỉ: 1680 - Nguyễn Ái Quốc- KP6- Biên Hòa - Đồng Nai

lsnguyenhieuhcm@gmail.com

Hỏi đáp khác