Bị lừa ký giấy nợ thì có phải trả nợ không?
Hỏi: Tôi bị lừa ký giấy nợ thì xử lý như thế nào? Tôi có phải trả số nợ tôi đã bị lừa ký không?
Cảm ơn câu hỏi của bạn. Sau đây Luật An Nghiệp sẽ giải đáp câu hỏi và đưa ra dẫn chứng quy định pháp luật qua bài viết dưới đây
1. Giấy nợ là gì?
Giấy nợ là một văn bản dùng để xác nhận thông tin về các khoản tiền giữa bên vay và bên cho vay. Đây được xem là một giấy tờ quan trọng, có thể giúp bên cho vay an tâm về số tài sản mình đã bỏ ra. Thêm vào đó, giấy nợ cũng xác định nghĩa vụ phải trả lại số tiền đã vay, đã nợ của bên vay. Đây được xem là căn cứ chứng minh quyền lợi của bên cho vay khi xảy ra tranh chấp.
Trong này cần có những thông tin quan trọng để giấy này có hiệu lực pháp lý. Người viết cần lưu ý đến những thông tin cần có trên giấy nợ.
Một văn bản thông thường sẽ gồm 3 phần: phần bắt buộc về thể lệ, nội dung chính và cuối cùng là chữ ký của hai bên, cùng với bên xác nhận. Phần đầu tiên sẽ là “Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam/Độc lập - Tự do - Hạnh phúc”, sau đó là “Giấy nợ”. Tiếp đến sẽ đến nội dung chính.
Bị lừa ký giấy nợ thì có phải trả nợ không? (Ảnh minh họa)
2. Trong trường hợp bị lừa ký nợ thì phải giải quyết như thế nào?
Vay mượn tiền là một quan hệ dân sự, trong đó trách nhiệm trả tiền chỉ phát sinh khi người vay đã thực sự nhận được số tiền từ người cho vay. Nếu ký vào giấy tờ vay tiền vì một lý do nào đó mà không hề thực hiện việc vay cũng như không nhận số tiền, theo lý luận pháp lý thì không có nghĩa vụ phải trả nợ (vì chưa có nghĩa vụ trả nợ phát sinh).
Căn cứ theo Điều 127 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về Giao dịch dân sự vô hiệu do bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép:
“Khi một bên tham gia giao dịch dân sự do bị lừa dối hoặc bị đe dọa, cưỡng ép thì có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự đó là vô hiệu.
Lừa dối trong giao dịch dân sự là hành vi cố ý của một bên hoặc của người thứ ba nhằm làm cho bên kia hiểu sai lệch về chủ thể, tính chất của đối tượng hoặc nội dung của giao dịch dân sự nên đã xác lập giao dịch đó.
Đe dọa, cưỡng ép trong giao dịch dân sự là hành vi cố ý của một bên hoặc người thứ ba làm cho bên kia buộc phải thực hiện giao dịch dân sự nhằm tránh thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, danh dự, uy tín, nhân phẩm, tài sản của mình hoặc của người thân thích của mình.”
Do vậy, nếu đã ký vào tờ giấy do bị lừa dối, thì giao dịch đó không có giá trị pháp lý, và không phải chịu trách nhiệm trả khoản nợ không hợp lệ đó.
Dựa vào quy định này, có thể khởi kiện và yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự này là vô hiệu, dẫn đến việc không có sự phát sinh, thay đổi, hay chấm dứt quyền và nghĩa vụ dân sự của các bên, kể từ thời điểm giao dịch được thiết lập. Tuy nhiên, để yêu cầu Toà án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu cần phải cung cấp bằng chứng chứng minh mình bị lừa dối trong quá trình ký kết giao dịch, đó có thể là ghi âm đoạn hội thoại, tin nhắn, trích xuất camera lúc ký giấy nợ,...
Văn Phòng Luật Sư An nghiệp được đánh giá là một trong những công ty luật uy tín chuyên nghiệp hàng đầu tại Đồng Nai và các tỉnh lân cận. Với đội ngũ nhân viên luật sư chuyên nghiệp, am hiểu pháp luật, được đào tạo bài bản luatsubienhoa.com.vn đã và đang hỗ trợ, là lựa chọn hàng đầu cho nhiều cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức lớn nhỏ có nhu cầu về luật. Công ty có trụ sở chính tại Biên Hòa, Đồng Nai hỗ trợ các lĩnh vực chính:
LIÊN HỆ LUẬT SƯ ĐỒNG NAI - VPLS AN NGHIỆP
Điện Thoại: 079 44 77 555
Địa chỉ: 1680 - Nguyễn Ái Quốc- KP6- Biên Hòa - Đồng Nai
Hỏi đáp khác
- Có thể thay đổi tên nếu tên mà bố mẹ đặt bị coi là quá xấu không? 3
- Chủ nợ có vi phạm pháp luật khi tự ý đăng hình ảnh của con nợ lên Facebook không? 3
- Nữ giáo viên có hành vi "không đúng chuẩn mực nhà giáo" với 1 nam học sinh, khía cạnh pháp luật 11
- Ly hôn chồng khi đang chấp hành hình phạt tù có được không? 2
- Công ty chậm trả lượng, nợ lương trong thời gian dài bị xử lý như thế nào? 12
- Doanh nghiệp yêu cầu giữ giấy tờ cá nhân của người lao động sẽ bị xử lý như thế nào? 8
- Giao dịch dân sự vô hiệu 15
Hỗ trợ trực tuyến
-
Hotline
-
Luật sư