Trong quá trình chung sống với nhau, hai vợ chồng đều luôn cố gắng vun đắp hạnh phúc cho gia đình, chăm lo cho con cái đầy đủ. Nhưng khi ly hôn thì ai cũng muốn mình được chăm sóc con cái. Vậy pháp luật quy định như thế nào về vấn đề con chung sau khi ly hôn, ai là người có quyền được nuôi con sau ly hôn hãy cùng Luật An Nghiệp tìm hiểu dưới đây.

ai là người có quyền được nuôi con sau ly hôn

1. Pháp luật quy định như thế nào về quyền nuôi con?

Căn cứ Điều 81 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định:

“Điều 81. Việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn

1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.

2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.

3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.”

Theo quy định trên thì con cái dưới 36 tháng tuổi sẽ được giao cho mẹ trực tiếp nuôi dưỡng, nhưng nếu không đủ điều kiện nuôi dưỡng thì cha mẹ có thể thỏa thuận lại. Con trên 07 tuổi bắt buộc phải hỏi ý kiến của con, không được tự ý quyết định mà không hỏi đến ý kiến, nguyện vọng của con. 

2. Có được thay đổi quyền nuôi con hay không?

Sau khi ly hôn, nếu vợ hoặc chồng muốn thay đổi quyền nuôi con có thể thỏa thuận lại hoặc phải theo quyết định của Tòa án. Nếu muốn thay đổi quyền nuôi con, phải đảm bảo được những quy định tại Điều 84, Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014

“Điều 84. Thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn

1. Trong trường hợp có yêu cầu của cha, mẹ hoặc cá nhân, tổ chức được quy định tại khoản 5 Điều này, Tòa án có thể quyết định việc thay đổi người trực tiếp nuôi con.

2. Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con được giải quyết khi có một trong các căn cứ sau đây:

a) Cha, mẹ có thỏa thuận về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phù hợp với lợi ích của con;

b) Người trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.

3. Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phải xem xét nguyện vọng của con từ đủ 07 tuổi trở lên.

4. Trong trường hợp xét thấy cả cha và mẹ đều không đủ điều kiện trực tiếp nuôi con thì Tòa án quyết định giao con cho người giám hộ theo quy định của Bộ luật dân sự.

5. Trong trường hợp có căn cứ theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều này thì trên cơ sở lợi ích của con, cá nhân, cơ quan, tổ chức sau có quyền yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con:

a) Người thân thích;

b) Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình;

c) Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em;

d) Hội liên hiệp phụ nữ.”

Muốn thay đổi trực tiếp quyền nuôi con thì phải đảm bảo được lợi ích, nguyện vọng của con để cho con được phát triển một cách toàn diện và đầy đủ. Nếu như quyền và lợi ích của con bị xâm phạm thì người thân, Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình, Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em, Hội liên hiệp phụ nữ sẽ có quyền yêu cầu thay đổi trực tiếp người nuôi con.

3. Nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con

Cha mẹ ly hôn tuy không là người trực tiếp nuôi con, nhưng vẫn phải thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của mình. Tùy vào thỏa thuận hai bên có thể thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng hay không. 

Mức cấp dưỡng sẽ căn cứ vào thu nhập, điều kiện thực tế của người có nghĩa vụ cấp dưỡng. Nếu như hai bên không thỏa thuận được mức cấp dưỡng, thì Tòa sẽ giải quyết theo thu nhập và điều kiện của bên phải cấp dưỡng.

Mức cấp dưỡng có thể thay đổi tùy vào thực tế, thu nhập tương lai. Nếu các bên không thỏa thuận được thì có thể yêu cầu Tòa án giải quyết.

Xem thêm:

Trên đây là bài viết, tư vấn về Quyền nuôi con sau ly hôn. Hãy liên hệ Luật An Nghiệp - Văn phòng Luật sư tư vấn ly hôn tại Biên Hòa, Đồng Nai để được tư vấn vấn chính xác, rõ ràng để đảm bảo được quyền và lợi ích của mình.

LIÊN HỆ LUẬT SƯ ĐỒNG NAI - VPLS AN NGHIỆP

Điện Thoại: 0584 666 111

Địa chỉ: 1680 - Nguyễn Ái Quốc, KP6, P. Trung Dũng, Biên Hòa - Đồng Nai

lsnguyenhieuhcm@gmail.com

Dịch vụ khác